Số lượng hồ sơ dự thi Đại học 2013 tại miền Bắc

(Dân trí) – Sáng nay 5/5, các Sở GD-ĐT phía Bắc đã bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ cho các trường khu vực phía Bắc. Theo ghi nhận ban đầu, số lượng hồ sơ năm nay của các tỉnh đều giảm mạnh.

Điển hình nhất là tỉnh Thanh Hoá, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm nay giảm tới 16.000 bộ so với năm 2012. Cụ thể, năm nay tỉnh nhận được 63.169 hồ sơ, giảm gần 16.000 so với năm 2012. Trường có nhiều hồ sơ nhất là ĐH Hồng Đức với 6.554 hồ sơ, ĐH Công nghiệp Hà Nội 6139 và ĐH Nông nghiệp 5.818.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hoá, đây là năm giảm lượng hồ sơ nhiều nhất do tỷ lệ HS-SV ở Thanh Hoá tốt nghiệp hiện chưa có việc làm lên tới 25.000 em.

Sở GD-ĐT Thanh hoá thống kê, khối A có lượng hồ sơ nhiều nhất là 31.081 bộ, tiếp đến khối B 15.690, khối D là 6.923 bộ, khối C 5.302 bộ…

Tiếp đến là Nam Định, năm nay nhận được 43. 636 hồ sơ, trong khi đó năm 2012 là 52.230. Bậc ĐH là 37.859 hồ sơ, CĐ là 5.777 hồ sơ. Lượng hồ sơ nhiều nhất là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 3832, ĐH Nông nghiệp Hà Nội 3.803, ĐH Điều dưỡng Nam Định 2.469, ĐH Quốc gia Hà Nội 2.372 và ĐH Sư phạm Hà Nội 1.459 hồ sơ.
 
Sáng 5/5, các Sở GD-ĐT phía Bắc đã hoàn tất công tác bàn giao hồ sơ thi ĐH, CĐ theo quy định
Sáng 5/5, các Sở GD-ĐT phía Bắc đã hoàn tất công tác bàn giao hồ sơ thi ĐH, CĐ theo quy định.

Nhận định về nguyên nhân hồ sơ ĐKDT giảm lãnh đạo Sở GD-ĐT Nam Định cho biết: “Ba nguyên nhân dẫn đến lượng hồ sơ giảm là: Số lượng học sinh thi tốt nghiệp giảm; Nam Định làm tốt công tác phân luồng; Thí sinh đã nhận thức việc nộp hồ sơ nên số hồ sơ “ảo” giảm”.

Được biết, trong tổng số hồ sơ Nam Định nhận được, khối A nhiều nhất là 20.178 bộ, A1 là 2967, khối B là 10.610, khối D 6696 và khối C là 1.336.

Tỉnh Phú Thọ thu được 18.719 hồ sơ, giảm 2.240 bộ. Năm nay, đông đảo thí sinh tỉnh Phú Thọ chọn thi trường nhà. Cụ thể, hồ sơ nhiều nhất là  ĐH Hùng Vương 3.049 bộ, ĐH Công nghiệp Hà Nội 1.448.

Tương tự tại tỉnh Quảng Ninh, năm nay nhận được 24.400 hồ  sơ, giảm 1.000 bộ so với năm 2012. Trường có lượng hồ sơ nhiều nhất là ĐH Công nghiệp Quảng Ninh: 2.569 hồ sơ, ĐH Y Hải phòng 1.246 và CĐ Y tế Quảng Ninh 1.003.

Thái Bình, năm nay giảm hơn 5.000 bộ so với năm 2012. Tổng hồ sơ tỉnh nhận được là 43.309 hồ sơ. Nhiều nhất là trưòng ĐH Công nghiệp Hà Nội 4.699, ĐH Y Thái Bình 3870 và ĐH Nông ngiệp 3.404.

Hải Phòng, theo ông Võ Tấn Long, Sở GD-ĐT Hải Phòng, năm nay tỉnh nhận được 34.372 bộ hồ sơ, giảm 4.000 hồ sơ so với 2012. Lượng hồ sơ nhiều nhất là ĐH Hải Phòng 7.900, ĐH Hàng hải 7.500 hồ sơ và ĐH Y Hải phòng 3.500 hồ sơ.

Các tỉnh như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hoà Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Yên Bái, Vĩnh Phúc…, lượng hồ sơ đều giảm vài nghìn bộ.

Tại Hà Nội năm nay nhận được 165.000 bộ hồ sơ giảm khoảng 2.000 bộ so với năm 2012. Lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất là ĐH Công đoàn, hồ sơ vào các trường khối Kinh tế giảm.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hồ sơ năm nay giảm là điều đáng mừng bởi vì thí sinh đã đã biết lượng sức mình và không nộp nhiều hồ sơ thi như các năm trước.

Hồng Hạnh

Chương trình học giả Fulbright Việt Nam 2014

(GD&TĐ) – Đại sứ quán Mỹ thông báo tuyển chọn ứng viên đủ tiêu chuẩn cho Chương trình Học giả Việt Nam năm 2014.

Các học giả được tuyển chọn sẽ được đài thọ sinh hoạt phí hàng tháng, bảo hiểm sức khỏe trong suốt thời gian tham gia chương trình và vé máy bay khứ hồi đi Hoa Kỳ.

Ứng viên muốn nộp đơn tham gia chương trình phải có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ (hoặc tương đương trong một số ngành chuyên môn); là công dân Việt Nam; có trình độ tiếng Anh thành thạo để nghiên cứu hoặc giảng dạy ở Hoa Kỳ. Khuyến khích phụ nữ, người dân tộc thiểu số và ứng viên thuộc mọi tỉnh – thành nộp đơn tham gia.

Không hạn chế lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, nhưng chương trình 2014 ưu tiên lĩnh vực: Quản lý Giáo dục đại học, Chính sách đối ngoại, Luật, Sức khỏe cộng đồng, Quản lý công, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Quy hoạch & Phát triển đô thị, Chuyên ngành nghiên cứu phụ nữ, Chính sách & Nghiên cứu về Môi trường, Kinh tế (bao gồm cả kinh tế quốc tế và kinh tế nông nghiệp)

Hồ sơ trực tuyến truy cập tại trang web: http://vietnam.usembassy.gov/fvsc.html. Hạn nộp: ngày 15/10/2013.
Đan Thảo

Lấy ý kiến về Đề án tuyển sinh riêng của 4 đại học ngoài công lập

(GD&TĐ) – Trên các diễn đàn tham gia đóng góp ý kiến về tuyển sinh đại học, cao đẳng chính qui, hầu hết các ý kiến đều cho rằng kỳ thi 3 chung với điểm sàn qui định có nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta hiện nay. Trong một vài năm tới khó có phương án nào khả thi hơn để có thể thay thế kỳ thi này.

Thí sinh thảo luận sau giờ thi

Để chuẩn bị cho việc đổi mới tuyển sinh trong giai đoạn sắp tới, từ hơn 3 năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị một số trường đại học trọng điểm, một số trường khối Văn hóa – Nghệ thuật thí điểm xây dựng phương án tuyển sinh riêng. Nay Luật Giáo dục Đại học đã có hiệu lực thi hành, Bộ đã tiếp tục đề nghị tất cả các trường trong hệ thống đề xuất phương án tự chủ tuyển sinh.

Trong năm 2013, Bộ đã phê duyệt đề án tuyển sinh của 10 trường thuộc khối trường văn hóa nghệ thuật. Hiện nay Bộ đã nhận được đề án xét tuyển riêng của 4 trường ngoài công lập. Các trường này đều không tổ chức thi mà xét tuyển dựa vào kết quả học tập 3 năm trung học phổ thông và kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thay vì lấy điểm sàn kỳ thi 3 chung làm ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu đầu vào,  các trường này đưa ra các tiêu chí dựa trên kết quả thí sinh đạt được ở bậc phổ thông như là điều kiện cần để tham gia xét tuyển. Để có đầy đủ thông tin giúp Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định về vấn đề này, Báo GD&TĐ trân trọng đề nghị bạn đọc, các nhà trường, nhà khoa học, nhà giáo dục…  đóng góp ý kiến đối với các phương án xét tuyển của các trường nêu trên.

Dưới đây là tóm tắt đề án tuyển sinh của 4 trường ngoài công lập đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng năm 2013:

Tiêu chí
Trường Đại học Quang Trung Trường ĐH Phan Chu Trinh Trường ĐH Yersin Trường ĐH Trưng Vương
Kết quả học THPT Điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học ứng với các môn thi của mỗi khối thi đại học, cao đẳng tối thiểu từ 16,0 điểm trở lên Điểm trung bình năm học lớp 12 từ 6,0 điểm trở lên để xét tuyển vào đại học; 5,5 điểm trở lên để xét tuyển vào cao đẳng Điểm trung bình năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của môn học ứng với các môn thi của mỗi khối thi đại học, cao đẳng tối thiểu từ 5,5 điểm trở lên Điểm trung bình năm học lớp 10, 11, 12 từ 6,0 điểm trở lên để xét tuyển vào đại học; 5,5 điểm trở lên để xét tuyển vào cao đẳng
Kết quả thi tốt nghiệp THPT Điểm môn thi tốt nghiệp tương ứng với mỗi môn thi đại học của từng khối thi tối thiểu từ 5,0 điểm trở lên Điểm mỗi môn thi tốt nghiệp ứng với mỗi môn thi đại học của từng khối thi tối thiểu từ 5,0 điểm trở lên. Điểm môn thi tốt nghiệp tương ứng với mỗi môn thi đại học của từng khối thi tối thiểu từ 5,5 điểm trở lên. Điểm mỗi môn thi tốt nghiệp ứng với mỗi môn thi đại học của từng khối thi tối thiểu từ 5,5 điểm trở lên.
Cách tính A
Điểm trung bình tổng kết 3 năm học THPT đối với 3 môn tương ứng với các khối thi Tổng điểm tổng kết 3 năm học PTHT x 50/30: không thấp hơn 25. Điểm trung bình tổng kết 3 năm học THPT đối với 3 môn tương ứng với các khối thi Tổng điểm tổng kết 3 năm THPT x 50/30: không thấp hơn 25.
B Tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT (đối với khối A, A1) và 3 môn (đối với khối B và D1 Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT x 50/70 (có 1 môn thi nhân hệ số 2): không thấp hơn 25 Tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT (đối với khối A, A1) và 3 môn (đối với khối B và D1) Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT x 50/70 (có 1 môn thi nhân hệ số 2): không thấp hơn 25
Điểm xét tuyển Điểm xét tuyển=A+B lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu cần tuyển Điểm xét tuyển=A+B, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu cần tuyển Điểm xét tuyển=A+B lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu cần tuyển Điểm xét tuyển=A+B, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu cần tuyển

Kết thúc nhận hồ sơ ĐH, CĐ 2013 theo tuyến Sở GD&ĐT: Thí sinh cẩn trọng chọn trường

Thí sinh đã biết lượng sức

Tại điểm nhận hồ sơ Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Hà Nội), số lượng thí sinh ĐKDT vào những trường tốp đầu rất ít. Điểm này năm nay tiếp nhận hồ sơ của một TT GDTX, hai trường THPT DL và thí sinh tự do. Theo một cán bộ nhập dữ liệu hồ sơ thí sinh ĐKDT của Phòng, có thể do định hướng của giáo viên nên đa số học sinh của Trường THPTDL Mai Hắc Đế năm nay chọn thi vào Trường CĐSP Hà Nội; học sinh tại TT GDTX của quận thì chủ yếu chọn CĐSP Mẫu giáo Trung ương. Đặc biệt, học sinh tốt nghiệp từ trường THPT dân lập rất nhiều em đăng ký vào trường ĐH ngoài công lập. Nói chung, năm nay, thí sinh đã biết tự lượng sức, lựa chọn trường phù hợp với năng lực hơn.

Không chỉ tại các điểm thu hồ sơ của thí sinh tự do, thông tin từ nhiều trường THPT, năm nay, học sinh tỉnh táo hơn khi chọn trường; học sinh học lực trung bình, trung bình khá đã ít chọn trường tốp đầu. Ngoài do hiệu quả của công tác hướng nghiệp, thay đổi này còn vì bản thân các em và gia đình đã chăm chú lắng nghe, tiếp thu thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

17 giờ ngày 10/4, điểm thi nhận hồ sơ ĐKDT Phòng GD&ĐT Ba Đình (Hà Nội) vẫn có thí sinh đến nộp hồ sơ

Khối A, D áp đảo

Trong khoảng 400 hồ sơ thống kê đến chiều 10/4 tại Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) chỉ có 23 hồ sơ thi khối C, còn lại chủ yếu là khối A, A1, D1. Tưong tự, Trường THPT Đoàn Kết (Hà Nội), học sinh chủ yếu chọn khối D1, số lượng thi khối C rất ít. Trường THPT Trần Nhân Tông, lượng hồ sơ dự thi khối D1 chiếm khoảng 70% tổng hồ sơ toàn trường; chỉ khoảng 100 bộ hồ sơ thi khối C trên tổng số 1900 hồ sơ thu được. Trường THPT Phan Đình Phùng, A và D cũng là hai khối thi có lượng hồ sơ nhiều nhất.

Thầy Nguyễn Văn Dần – Hiệu trưởng Trường THPT Chương Mỹ – cho biết: 2/3 số hồ sơ của học sinh trong trường chọn khối A, B và D. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng lượng thi khối C rất ít, không đáng kể.

Theo nhận định của nhiều giáo viên, các khối A, A1, B, D thường “ăn theo” nhau. Ví dụ, nếu thí sinh chọn khối chính là D1 thường sẽ đăng ký thi thêm khối A1 vì hai khối chung nhau 2 môn là Toán và Ngoại ngữ. Tương tự, thí sinh thi khối A thường thi thêm khối B và ngược lại vì hai khối này chung nhau Toán và Hóa.

Vẫn ảo

Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay, hầu hết mỗi thí sinh đều nộp từ 2 – 3 hồ sơ. “Năm nay, có em nộp một lúc 8 bộ hồ sơ. Chúng tôi đã tư vấn nhiều nhưng không được, em vẫn kiên quyết nộp một lúc cả 8 bộ” – Cô Nguyễn Minh Thu, Phòng GD&ĐT Ba Đình, cho biết.

Còn theo Hiệu trưởng Nguyễn Văn Dần, trên 700 học sinh của trường năm nay nộp tổng số khoảng 1.500 hồ sơ, như vậy trung bình mỗi em trên 2 bộ, có em nộp đến 4 – 5 bộ hồ sơ. Năm ngoái, cùng số học sinh này, trường chỉ nhận được 1.400 bộ, như vậy hồ sơ ảo năm nay có tăng.

Về tình trạng sai sót trong hồ sơ ĐKDT, nhiều cán bộ hồ sơ cho biết vẫn còn nhưng có giảm so với năm ngoái. Những sai sót chủ yếu là ở mã ngành, trường không tổ chức thi, khu vực ưu tiên. Đặc biệt, năm nay yêu cầu phải có dấu của công an xã, phường nhưng nhiều thí sinh vẫn nhầm lẫn, lấy dấu của UBND xã, phường nên phải làm lại. Một số nơi công an phường chỉ làm việc buổi tối nên khá nhiều thí sinh gặp khó khăn khi xin dấu làm hồ sơ.

Hiếu Nguyễn

Thí sinh xa lánh nhóm ngành kinh tế

Hạn chót nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2013 theo hệ thống sở GD-ĐT đã kết thúc ngày 11-4. Thống kê từ các trường THPT cho thấy lượng hồ sơ bình quân mỗi thí sinh vẫn tương đương như mọi năm, từ 2-3 hồ sơ/học sinh. Mặc dù vậy, xu hướng chọn trường, chọn ngành đã có nhiều thay đổi so với các năm trước. Theo thông tin từ các trường, số hồ sơ ĐKDT vào các ngành sư phạm, kỹ thuật công nghệ và y khoa tăng mạnh so với năm trước. Trong khi đó, hồ sơ vào nhóm ngành kinh tế đã giảm đáng kể.

Tại TP.HCM, cô Trần Thị Tuyết Nhung – phòng học vụ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) – cho biết số hồ sơ vào ngành kinh tế, ngân hàng giảm hẳn so với năm trước. Trong khi đó, hồ sơ vào các ngành sư phạm, y khoa tăng đáng kể, đặc biệt hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng rất nhiều. Một cán bộ Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12) chia sẻ: lượng hồ sơ ĐKDT của trường năm nay tập trung vào một số trường ĐH như ĐH Sài Gòn (tập trung vào ngành sư phạm), Công nghiệp TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Với khối ngành kinh tế, học sinh chủ yếu chọn bậc CĐ, lượng hồ sơ ĐKDT vào bậc ĐH nhóm ngành kinh tế không nhiều, tập trung chủ yếu vào nhóm ngành công nghệ. Lượng hồ sơ khối C khá ít.

Cùng với xu hướng này, cô Nguyễn Thị Phượng – giáo viên tư vấn hướng nghiệp Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) – cho hay những năm trước đây, hồ sơ ĐKDT vào trường, ngành kinh tế chiếm đa số. Tuy nhiên năm nay, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ lại thu hút rất nhiều thí sinh dự thi, trong khi nhóm ngành kinh tế số hồ sơ giảm hẳn. Một số ngành như môi trường, sư phạm, y khoa, công nghệ sinh học có lượng hồ sơ tăng nhiều nhất.

Tại các tỉnh phía Bắc, theo các cán bộ tuyển sinh, thí sinh đã không còn lựa chọn theo cảm tính hay phong trào mà chủ yếu dựa vào sức học bản thân.

Ông Nguyễn Văn Long – phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Thanh Hóa – cho biết năm 2013, số hồ sơ dự thi ĐH, CĐ toàn tỉnh tiếp tục giảm khoảng hơn 10%, từ 80.000 hồ sơ năm 2012 xuống còn hơn 70.000 hồ sơ. Trong khi đó, số học sinh lớp 12 của Thanh Hóa là 45.000 và bình quân mỗi năm Thanh Hóa có gần 20.000 thí sinh tự do dự thi ĐH, CĐ. “Cả thí sinh và phụ huynh đã lựa chọn thực tế hơn rất nhiều. Vừa qua thông tin Thanh Hóa có gần 25.000 SV ra trường không có việc làm đã khiến nhiều em quyết định lựa chọn trình độ đào tạo thấp hơn, chi phí đào tạo ít hơn nhưng nhu cầu việc làm tốt hơn. Các trường CĐ, CĐ nghề năm nay đắt hàng” – ông Long nói.

Thông tin từ các trường THPT, các điểm nhận hồ sơ của phòng giáo dục quận, huyện thuộc một số tỉnh phía Bắc cho thấy nhóm ngành kinh tế đã giảm một cách rõ rệt. Ông Phạm Văn Sắc – hiệu trưởng Trường THPT Hồng Thái (huyện Đan Phượng, Hà Nội) – cho hay xu hướng lựa chọn ngành kinh tế giảm đến hơn 1/2 so với năm 2012. 900 hồ sơ cho hơn 500 học sinh lớp 12 của trường đã phân bổ đều hơn đến các ngành kỹ thuật, xã hội nhân văn, chứ không còn “ngập trong ngành kinh tế như những năm trước”.

 

 

“Nếu năm trước, xu hướng các em chọn kinh tế sẽ chọn đăng ký cùng lúc ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân thì năm nay các em lại chọn nhiều ngành hơn, một em có thể đăng ký Trường ĐH Kinh tế quốc dân, rồi lại xen với ngành công nghệ, kỹ thuật của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Quốc gia Hà Nội”.

Bà CÁT THỊ TUYẾT NHUNG (cán bộ tuyển sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội)

 

MINH GIẢNG – NGỌC HÀ

Học sinh THPT Nguyễn Hiền xé đề cương môn Sử vì không phải thi tốt nghiệp 2013

Câu chuyện hàng trăm học sinh xé đề cương môn sử đã trở thành đề tài nóng trên các mạng, diễn đàn ngày 7-4, khi một video clip quay lại cảnh này được đưa lên Internet ngày 30-3, sau một ngày Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp (29-3).

 

“Nhìn như bãi chiến trường”

Đoạn video clip miêu tả lại khung cảnh tại dãy nhà A của Trường THPT Nguyễn Hiền. Sau khi có thông báo môn sử không thi tốt nghiệp, nhiều tiếng hú, tiếng thét vang lên. Tiếp sau đó là hàng loạt đề cương môn sử được học sinh xé và ném, bắt đầu từ tầng 4 đến tầng 3 của dãy nhà A. Chưa đầy 30 giây, phía dưới dãy nhà A phủ đầy rác trắng. “Nhìn như bãi chiến trường” là bình luận của một giọng nam trong clip. Sau đó tiếng loa vang lên và đề nghị khối 12 của trường này tập trung xuống sân trường.

Cảnh ném đề cương môn sử từ trên các tầng lầu dãy nhà A Trường THPT Nguyễn Hiền (ảnh chụp lại từ video clip)

Khoảng 15g ngày 7-4, chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Hiền. Tiếp xúc với chúng tôi, một học sinh lớp 11A5 cho biết em có nghe chuyện các anh chị khối 12 của trường xé đề cương ôn thi môn lịch sử cách đây khoảng một tuần. Còn một bạn nữ cũng học sinh lớp 11 nói có biết chuyện xảy ra tại trường của mình và cho biết thêm có 2-3 bạn học sinh bị nhà trường kỷ luật. Trong khi đó chúng tôi gặp hai học sinh lớp 12 học thêm tại trường cũng xác nhận chuyện xé đề cương là có thật và cho biết những hành động như thế chỉ để chơi vui mà thôi!?…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Cảnh Tân – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền – cho biết: “Sự việc học sinh Nguyễn Hiền tung giấy xuống sân trường diễn ra vào hai ngày: ngày thứ nhất vào 29-4 nhưng bữa đó tôi không có mặt ở trường nên không nắm rõ. Ngày thứ hai là chiều 3-4, bữa cuối cùng học sinh lớp 12 kiểm tra học kỳ 2. Sau khi sự việc xảy ra, tôi đã cho nhân viên của trường gom lại thì đó không chỉ có đề cương môn sử mà còn có đề cương nhiều môn khác, cả giấy vụn, giấy nháp… Tôi đã đích thân đi hết 14 lớp 12 nói chuyện và hỏi các em tại sao làm như vậy? Các em cho biết đó là cách để giải tỏa áp lực tâm lý vì bị ức chế quá nhiều. Đây chỉ là hành động bột phát của một số em lớp 12 chứ không phải tất cả học sinh tham gia (vì có nhiều lớp cho biết không biết gì về sự kiện này). Sau đó nhiều em đã khóc vì hối hận”.

Ông Nguyễn Cảnh Tân nói tiếp: “Nhiều năm làm công tác quản lý, tôi thấy rằng năm nào học sinh cũng sợ thi môn sử. Lịch sử là môn học nhiều chữ, nhiều sự kiện, học sinh phải học thuộc cả ngày – tháng – năm… Theo nhận xét của cá nhân tôi, khoảng 7-8 năm trở lại đây năng lực ghi nhớ các môn xã hội của học sinh không cao như thế hệ học sinh các năm trước đó. Đây cũng là một nguyên nhân khiến học sinh cảm thấp áp lực khi học sử.

Nếu so sánh giữa sử và địa sẽ thấy kiến thức môn địa yêu cầu học sinh có cách ghi nhớ logic chứ không ghi nhớ một cách máy móc như môn sử. Riêng đối với Trường Nguyễn Hiền, ngay từ đầu năm nhà trường đã yêu cầu cả thầy và trò đều phải dạy và học nghiêm túc tất cả các môn. Có lẽ vì điều này nên học sinh cảm thấy áp lực. Vì môn sử cũng được đối xử như những môn khác: trong năm học, học sinh nào không thuộc bài ba lần liên tiếp nhà trường sẽ mời phụ huynh đến làm việc. Sau sự việc trên, bản thân tôi cũng sẽ nhìn nhận lại và nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức, cách ứng xử cho học sinh”.

 

“Tôi rất buồn…”

ThS Nguyễn Kim Tường Vy, tổ trưởng tổ sử – địa – giáo dục công dân Trường THPT Nguyễn Hiền, tâm sự: “Là giáo viên dạy môn sử, tôi rất buồn mặc dù sau đó nhiều em đính chính với tôi rằng những tờ giấy vứt xuống sân trường chủ yếu là giấy vụn và những tờ rơi quảng cáo ôn thi đại học. Việc đính chính này thông qua nhiều con đường: từ Facebook đến tin nhắn qua điện thoại và cả trực tiếp (nhiều em còn chứng minh với tôi là vẫn giữ nguyên đề cương môn sử). Đây chỉ là hành động bột phát của học sinh cá biệt, các em tham gia theo phong trào để có hình ảnh, có clip đưa lên Facebook cho vui, nhưng việc học sinh tung giấy vụn xuống sân trường đã làm xấu đi hình ảnh về ngôi trường Nguyễn Hiền mà cả tập thể giáo viên, ban giám hiệu trường gầy dựng từ bấy lâu nay, hủy hoại công sức, nỗ lực của cả tổ bộ môn sử – địa – giáo dục công dân. Tôi còn nghe nói cuối năm học các em sẽ “làm” một trận lớn hơn như thế nữa.

Tôi hiểu cảm giác của học sinh, tâm lý chung của học trò là chỉ muốn tập trung ôn thi các môn thi tuyển sinh đại học. Môn sử nếu có thi tốt nghiệp thì sau đó cũng rất ít học sinh chọn thi khối C. Chưa kể nhiều em còn cho rằng chương trình môn sử nặng nề và không muốn học.

Hiện nay, học sinh tiếp nhận môn sử có hai cách: Học sinh học sử rất giỏi, các em cho biết mình vẫn thích học sử nhưng không chọn sử để thi đại học. Cách thứ hai là một số em học lệch, chỉ học những môn thi đại học, số này không thích học sử. Với những em này, giáo viên phải nhắc nhở và các em có cảm giác mình bị ép học nên có nhiều phản ứng khác nhau. Tôi cũng thừa nhận có một số giáo viên cho rằng môn mình là môn phụ, không được xem trọng nên không có sự đầu tư, không thu hút được học sinh vào bài giảng”.

Theo N.Hương-N.Hùng (Tuổi Trẻ)

Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT tại trường có tổ chức thi 2013

Thực hiện lịch công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường tổ chức thi từ ngày 12/4/2013 đến 17.00 giờ ngày 19/4/2013.

Tuy nhiên, ngày 19/4/2013 là ngày nghỉ lễ, vì vậy thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường tổ chức thi thực hiện đến 17.00 giờ ngày 22/4/2013.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo để các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi và thí sinh biết thực hiện.

Trân trọng./.

Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013

Ngày 29/3, Bộ GD-ĐT quyết định các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay gồm 6 môn thi.

Theo đó, học sinh hệ THPT sẽ thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hoá học, Địa lý, Sinh học.

Với môn Ngoại ngữ, thí sinh thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông (THPT) hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy – học thì được thi thay thế bằng môn Vật lí (thi theo hình thức trắc nghiệm). Học sinh hệ Giáo dục Thường xuyên sẽ thi Toán,Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý.

Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Toán, Ngữ văn, Địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận.

Bộ GD-ĐT cho biết, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là kiến thức lớp 12, đảm bảo kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học.

Trừ đề thi các môn Ngoại ngữ, đề thi của các môn còn lại trong kỳ thi năm nay vẫn tiếp tục có hai phần: phần bắt buộc (phần chung) là nội dung kiến thức giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao; phần tự chọn (phần riêng) ra theo nội dung kiến thức của chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Đối với đề thi có phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu thí sinh làm bài cả hai phần tự chọn thì chỉ được chấm điểm phần chung mà không được chấm phần riêng.
Đà Nẵng: Tận dụng hết thời gian mới làm xong bài thi môn Địa lý
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết thêm: “Đề thi sẽ có khoảng 50% điểm số dành cho các câu hỏi thông hiểu, vận dụng kiến thức. Khuyến khích hướng ra đề mở, đề có những câu hỏi phát huy tính sáng tạo, kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức ở đề thi tất cả các môn thi tốt nghiệp 2013, nhất là các môn thi tự luận theo hướng vừa phù hợp với đặc thù bộ môn vừa đảm bảo mục đích của kỳ thi là đánh giá, xác nhận trình độ THPT của người học. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục ra đề theo mở, đề có những câu hỏi phát huy tính sáng tạo, kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức ở đề thi tất cảcác môn thi tốt nghiệp 2013, nhất là các môn thi tự luận theo hướng vừa phù hợp với đặc thù bộ môn vừa đảm bảo mục đích của kỳ thi là đánh giá, xác nhận trình độ THPT của người học”.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4/6/2013. Năm nay Bộ GD-ĐT đưa thêm một số quy định mới vào quy chế thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, mỗi Hội đồng chấm thi có một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Tổchấm kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả chấm kiểm tra và kiến nghị, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng chấm thi vào cuối mỗi buổi chấm. Tổ chấm kiểm tra thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm của Hội đồng chấm thi.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, thí sinh được phép mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Theo quy định hiện hành, thí sinh được phép mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; Máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.

Năm nay, Bộ GD-ĐT khuyến khích phát hiện và phản ánh tiêu cực ở kì thi tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi. Nơi tiếp nhận là Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố); Thanh tra giáo dục các cấp.

Nguyễn Hùng

Miễn phí vé Đêm Rock Viettronics tại trường THPT Lý Thường Kiệt (Thủy Nguyên, Hải Phòng) ngày 25/3/2013

Tiếp nối thành công của cơn bão “Rock in my life 2012”, ngày 25/3/2013 sắp tới, với mục đích tiếp sức cho các em học sinh THPT huyện Thủy Nguyên trong kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH-CĐ, trường Cao đẳng công nghệ Viettronics phối hợp cùng trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức đêm “Rock Viettronics”. Chương trình hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn cơn khát âm nhạc của không chỉ học sinh THPT Lý Thường Kiệt mà còn của HSSV các trường THPT tại thành phố Hải Phòng.

Đêm Rock Viettronics được tổ chức tại sân khấu ngoài trời trường THPT Lý Thường Kiệt (Thủy Nguyên, Hải Phòng) với hệ thống âm thanh ánh sáng hoành tráng, sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp, hi vọng sẽ biến sân trường Lý Thường Kiệt thành một “chảo lửa” nóng bừng cùng những âm thanh cuồng nhiệt và tiếng hò hét của các Rockfan.

Chương trình là cơ hội để học sinh các trường THPT trên địa bàn giao lưu, hòa chung không khí cuồng nhiệt của Rock, tạo tâm lý thực sự thoải mái trước khi bước vào các kỳ thi quan trọng sắp tới.


Nhóm Broken Guitar từng đốt cháy sân khấu Rock in my life tại Viettronics năm 2012
Đêm Rock Viettronics được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả các fan Rock, với sự tham gia của các nhóm nhạc đã thành danh như Broken Guitar, Sealion …. các fan hâm mộ sẽ được hòa mình mình vào những âm thanh của Âm thanh thời gian, Cây bàng, Điều bỏ quên, Tâm hồn của đá ….

Vé mời chương trình (có giá trị bốc thăm phần thưởng may mắn) được phát miễn phí tại phòng Tuyển sinh & QHĐN trường Cao đẳng công nghệ Viettronics, văn phòng Đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt và các Đoàn trường THPT tại huyện Thủy Nguyên.

ĐÊM ROCK VIETTRONICS

THỜI GIAN: 19H00 NGÀY 25/03/2013

ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC: TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT (THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG)

Chi tiết chương trình xin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh & QHĐN
Địa chỉ: 118 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
Điện thoại: 0313.726.899 – 0984.163.163
https://www.facebook.com/viettronics

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG KHÔNG TỔ CHỨC THI

Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: http://www.mediafire.com/?dmaovajukjxdg5s

STT

Tên trường

Ký hiệu

1

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

NVH

2

Học viện Thanh thiếu niên

HTN

3

Trường Đại học Hà Tĩnh

HHT

4

Trường Đại học Hoa Lư Ninh Bình

DNB

5

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

KCN

6

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

DKK

7

Trường Đại học Lao động – Xã hội

DLX,DLT,DLS

8

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

MTH

9

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

SKH

10

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

GNT

11

Viện Đại học Mở Hà Nội

MHN

12

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị(*)

DCQ

13

Trường Đại học Dân lập Đông Đô(*)

DDD

14

Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh(*)

DTV

15

Trường Đại học Dân lập Phương Đông(*)

DPD

16

Trường Đại học FPT(*)

FPT

17

Trường Đại học Hoà Bình(*)

HBU

18

Trường Đại học Nguyễn Trãi(*)

NTU

19

Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà(*)

DBH

20

Trường Đại học Thành Đông(*)

DDB

21

Trường Đại học Trưng Vương(*)

DVP

22

Học viện Âm nhạc Huế

HVA

23

Nhạc viện Tp.HCM

NVS

24

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

PVU

25

Trường Đại học Việt Đức

VGU

26

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu(*)

DBV

27

Trường Đại học Công nghệ Sài gòn(*)

DSG

28

Trường Đại học Công nghệ Thông tin Gia Định(*)

DCG

29

Trường Đại học Dân lập Cửu Long(*)

DCL

30

Trường Đại học Dân lập Duy Tân(*)

DDT

31

Trường Đại học Dân lập Phú Xuân(*)

DPX

32

Trường Đại học Dân lập Văn Lang(*)

DVL

33

Trường Đại học Đông Á (*)

DAD

34

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng(*)

KTD

35

Trường Đại học Kinh tế -Tài chính TP.HCM(*)

KTC

36

Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM(*)

DNT

37

Trường Đại học Phan Châu Trinh(*)

DPC

38

Trường Đại học Phan Thiết(*)

DPT

39

Trường Đại học Quang Trung(*)

DQT

40

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông(*)

EIU

41

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn(*)

TTQ

42

Trường Đại học Thái Bình Dương(*)

TBD

43

Trường Đại học Võ Trường Toản(*)

VTT

44

Trường Đại học Văn Hiến(*)

DVH

45

Trường Đại học Yersin Đà Lạt(*)

DYD

46

Trường Đại học quốc tế Rmit Việt Nam(*)

RMU

47

Trường Đại học Anh quốc Việt Nam(*)

BUV

48

Viện Đào tạo quốc tế (IEI) Đại học Quốc gia TP.HCM

IEI

49

Trung tâm Đại học Pháp (PUF – HCM)

QSF

50

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội

CHK

51

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hoá chất

CCA

52

Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn

C11

53

Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

CLA

54

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

CDH

55

Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương

CYS

56

Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự

C18

57

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

CMH

58

Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh

C19

59

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

C10

60

Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

C25

61

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

C26

62

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên

C12

63

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung

CMM

64

Trường Cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hoá

CTO

65

Trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ

CTL

66

Trường Cao đẳng Thương Mại và Du lịch Hà Nội

CMD

67

Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc

CVB

68

Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc

CNV

69

Trường Cao đẳng Văn Hoá Nghệ thuật Du lịch Yên Bái

CVY

70

Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên

CDY

71

Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng

CYF

72

Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông

CYM

73

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

CYN

74

Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên

CHY

75

Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

CNY

76

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

CYT

77

Trường Cao đẳng ASEAN(*)

CSA

78

Trường Cao đẳng Đại Việt(*))

CEO

79

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội(*)

CKN

80

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật(*)

CNC

81

Trường Cao đẳng Công nghệ – Đại học Đà Nẵng

DDC

82

Trường Cao đẳng Bến Tre

C56

83

Trường Cao đẳng Bình Định

C37

84

Trường Cao đẳng Cần Thơ

C55

85

Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

CEN

86

Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su

CSC

87

Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi

CDS

88

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

CBL

89

Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

C47

90

Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang

D64

91

Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang

D54

92

Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM

CDE

93

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải II

CGD

94

Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM

CEP

95

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ

CEC

96

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Phú Lâm

CPL

97

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Lâm Đồng

CKZ

98

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM

CKP

99

Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm

CLT

100

Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II

CPS

101

Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước

C43

102

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu

C52

103

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

C42

104

Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk

C40

105

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

C38

106

Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

C54

107

Trường Cao đẳng Sư phạm Long An

C49

108

Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

C45

109

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

C32

110

Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

CMY

111

Trường Cao đẳng Y tế Bình Định

CYR

112

Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương

CBY

113

Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận

CYX

114

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

CYB

115

Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ

CYC

116

Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai

CYD

117

Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp

CYA

118

Trường Cao đẳng Y tế Huế

CYY

119

Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà

CYK

120

Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

CYG

121

Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng

CLY

122

Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

CYV

123

Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh

YTV

124

Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng(*)

CKB

125

Trường Cao đẳng Công Kỹ nghệ Đông Á(*)

CDQ

126

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến(*)

CCZ

127

Trường Cao đẳng Dân lập Kinh tế kỹ thuật Đông Du Đà Nẵng(*)

CDD

128

Trường Cao đẳng Lạc Việt(*)

CLV

129

Trường Cao đẳng Phương Đông – Quảng Nam(*)

CPD

130

Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí(*)

CDA

131

Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng

QPH

132

Trường Cao đẳng Công nghiệp và Kỹ thuật ô tô

COT