Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới

Sau khi khảo sát doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp bên ngoài, số liệu của trung tâm cho thấy lực lượng lao động cần nhiều nhất là ở trình độ trung cấp 21,52%, CĐ cần 11,21%, ĐH chỉ cần 12,31% và trên ĐH chỉ cần 0,5%.

Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2013-2015 đến năm 2020, thị trường lao động cần số lượng rất lớn kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao đẳng và trung cấp.

Nhóm ngành đang thiếu nhân lực

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, cho biết: “Không chỉ ở khu vực TP.HCM mà ở đâu cũng vậy, nhân lực thuộc các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ luôn luôn thiếu. Tại TP.HCM, trong năm 2013, nhóm ngành marketing – kinh doanh – bán hàng chiếm 27,08% nhu cầu nhân lực. Kế đó là nhóm ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ – phục vụ chiếm 19,92%, công nghệ thông tin – điện tử – viễn thông chiếm 7,79%…”.

 

nganh hot, nganh de xin viec, tu van chon truong, tu van tuyen sinh, huong nghiep, tu van chon nganh, nganh luong cao, thanh nien

Doanh nghiệp cần nhiều lao động kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp – Ảnh: Mỹ Quyên

Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM đến năm 2020, TP.HCM ưu tiên phát triển nguồn lao động cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp chủ lực. Đó là cơ khí chế tạo chính xác – tự động hóa, điện tử – công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế và hóa chất – hóa dược – mỹ phẩm. Trong đó, tổng số nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm là khoảng 270.000 thì các nhóm này chiếm 17%, khoảng 45.900 lao động. Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, nhóm ngành công nghệ thông tin ở đây gồm những chuyên ngành có tính “thời thượng” như thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, lập trình… thì nhu cầu mới cao và mức lương mới hấp dẫn.

Còn lại, có 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm cũng ưu tiên nhân lực, trong đó có du lịch, giáo dục, y tế – chăm sóc sức khỏe… Điều đáng nói là nhóm ngành tài chính – tín dụng – ngân hàng chỉ chiếm 4% (khoảng 10.800 nhân lực), thấp hơn nhóm ngành du lịch (13.500 nhân lực) và giáo dục (21.600 nhân lực) chứ không còn độ nóng như thời điểm vài năm trước đây.

Cần lao động trình độ trung cấp

Sau khi khảo sát doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp bên ngoài, số liệu của trung tâm cho thấy lực lượng lao động cần nhiều nhất là ở trình độ trung cấp 21,52%, CĐ cần 11,21%, ĐH chỉ cần 12,31% và trên ĐH chỉ cần 0,5%.

Thật vậy, nhu cầu tìm việc phân theo trình độ năm 2012 cho thấy, chỉ có 13,31% người tốt nghiệp trung cấp đi xin việc, 27,81% CĐ và có tới 54,88% trình độ ĐH và trên ĐH, trong khi doanh nghiệp lại cần lao động học trung cấp nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng, sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không có việc làm, trong khi việc làm đòi hỏi trình độ trung cấp nhiều mà lại không có người học.

Cần thay đổi nhận thức

Theo đánh giá từ khảo sát của trung tâm ở 2.080 doanh nghiệp vào quý 4/2012, lương bình quân của người đang làm việc lao động phổ thông, sơ cấp nghề khoảng 2,5 – 2,9 triệu đồng/tháng, nhân viên, chuyên viên kỹ thuật bậc cao có mức lương bình quân từ 5 – 10 triệu đồng/tháng. “Đó là chưa kể những nghề đặc biệt như hàn, lập trình mobile… thu nhập hằng tháng cao gấp nhiều lần mức lương của một sinh viên tốt nghiệp ĐH đi làm nhân viên bình thường” – ông Trần Anh Tuấn cho hay. Từ đó, ông Tuấn nhìn nhận, việc một thí sinh có học lực trung bình nhưng không chịu học TCCN, trung cấp nghề trong khi cố thi ĐH lần 2, 3 hoặc học nguyện vọng bổ sung để rồi ra trường rất khó xin việc, là một nhận thức lệch lạc cần thay đổi.

Tuyển sinh 2013: Học sinh quan tâm hơn đến trường nghề

Xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay cần thợ hơn thầy, đặc biệt là lao động có tay nghề.

Nắm bắt được điều này, các em HS Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến trường nghề, TCCN cho Ban tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề, sáng tương lai” do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức.

Doanh nghiệp gắn với nhà trường

Nhiều HS có học lực trung bình nên muốn đăng ký xét tuyển để bỏ qua giai đoạn thi cử, nhưng học trường nào dễ xin việc làm? Đó là mối quan tâm hàng đầu của các em. Vũ Thị Ngọc Hân (HS lớp 12A1) thắc mắc: “Em muốn học nghề bartender vì học lực của em chỉ ở mức trung bình. Vậy có trường nào đào tạo ngành này mà không tổ chức thi tuyển hay không?”. Với câu hỏi này, thầy Đoàn Quốc Phương, phụ trách tuyển sinh Trường TC Mai Linh, chia sẻ: “Với nghề bartender, HS tốt nghiệp THPT hoặc thậm chí chưa có bằng tốt nghiệp cũng có thể đăng ký xét tuyển ở các trường TCCN hoặc học ở các trung tâm. Thời gian để có được chứng chỉ ở trung tâm rất ngắn, chỉ cần khoảng 6 tháng học về pha chế rượu là các em đã có thể đi làm”.
Cơ khí kỹ thuật là một trong những ngành đang hút nhiều nhân lực nhưng số lao động ở ngành này đang thiếu. Vậy học cơ khí kỹ thuật ở đâu vừa dễ thi đầu vào lại có thu nhập cao là điều mong muốn của không ít HS. “Em thích ngành liên quan đến kỹ thuật. Nếu học ngành này em cần có những tố chất gì, xu hướng việc làm của ngành này như thế nào?”, một em HS đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, ThS. Nguyễn Long An Di, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết: “Em cần xác định năng lực học tập của mình ở mức độ nào để lựa chọn ngành và cấp học cho phù hợp. Nếu học lực của em chỉ ở mức trung bình thì nên chọn trường CĐ nghề hoặc TCCN. Hiện Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức có đào tạo ngành này và thường gắn kết với doanh nghiệp để các em được thực hành thực tế. Theo dự báo về việc làm, các ngành liên quan về kỹ thuật đang thiếu nhân lực, vì vậy năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ hạ chỉ tiêu các ngành kinh tế xuống để tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký ngành kỹ thuật”.
Em Nguyễn Tuấn Anh (HS lớp 12A8) hỏi: “Ngành bảo trì và sửa chữa ô tô có được thực hành thường xuyên trên các trang thiết bị hay không?”. Thầy Đoàn Quốc Phương cho biết  Trường TC Mai Linh có đào tạo ngành này và đào tạo theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp và việc làm. Khi học, học viên được thực hành trực tiếp trên các xe ô tô của hãng Mai Linh cũng như ở các xí nghiệp, nhà máy của Nhà nước và Công ty Mai Linh.
Chỉ cần đam mê sẽ có việc làm
Bên cạnh những câu hỏi đặt ra cho các trường TC và CĐ, nhiều HS còn quan tâm đến sở thích khi chọn ngành, đặc biệt là các yếu tố như ngoại hình, giới tính… có ảnh hưởng như thế nào đến việc học và việc làm của các em.
Em Tô Thị Gái (HS lớp 12A9) phân vân: “Em học tiếng Anh tương đối tốt vì thích giao tiếp với mọi người nhưng em không có ngoại hình, vậy em có thể xin được việc làm tốt hay không?”.
“Với tiếng Anh, các em chỉ cần giỏi và có bổ sung thêm ít nhất một ngoại ngữ khác thì sẽ rất dễ xin việc. Trong ngành tiếng Anh, có đam mê và giỏi thì chắc chắn các em sẽ thành công, còn ngoại hình sẽ không thể cản trở được con đường thành công của các em. Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, chỉ cần có năng lực và các kỹ năng mềm là sẽ làm việc tốt. Vì vậy các em không nên tự ti về vẻ bên ngoài của mình”, thầy Biện Chương Dương – giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chia sẻ.
Nhiều người cho rằng, nữ nên học những ngành nhẹ nhàng, còn những ngành khác như cơ khí, hóa dầu… nên dành cho nam vì phái mạnh có sức khỏe tốt. Vì thế, dù rất thích các ngành này nhưng nhiều em HS nữ lại không dám đăng ký dự thi. Một HS học lớp 11 hỏi: “Em là nữ nhưng lại thích ngành cơ khí điện lạnh. Nếu học ngành này em sẽ gặp những khó khăn gì?”. Bàn về vấn đề này, ThS. Nguyễn Long An Di cho biết: “Hiện nay các công ty cơ khí của nước ngoài rất thích tuyển lao động nữ vì nữ làm việc rất tỉ mỉ. Hiện Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức có liên kết với một doanh nghiệp của nước ngoài, họ không chỉ nhận hết 100% SV nữ mà còn cấp học bổng (6 triệu đồng/suất/năm) cho các SV nữ của trường”.
Một em HS khác hỏi: “Em có khả năng xây dựng lại hình ảnh, ở lần đầu gặp mặt chỉ trong vài giây ngắn ngủi em có thể tái hiện hình ảnh của người đó. Vậy năng khiếu của em là hình ảnh học đúng hay sai và có trường nào đào tạo về năng khiếu này không?”. Trả lời câu hỏi này, thầy Nguyễn Duy Thơ, Hiệu trưởng Trường Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena, cho biết: “Năng khiếu của em thuộc về ngành mỹ thuật. Em có thể chọn khối H và khối V để thi vào các trường đào tạo ngành này. Với Trường Arena, em sẽ thi các môn thuộc về năng khiếu hình ảnh như vẽ hình họa, vẽ chân dung, trang trí màu…”.
Bài, ảnh: Dương Bình

Tuyển sinh 2013: Điều chỉnh cỗ máy đào tạo lệch cung

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 đang đến gần và thật khó đoán có bao nhiêu học sinh tốt nghiệp phổ thông chọn học những ngành “nóng” như kinh tế, tài chính, ngân hàng. Nhưng có một lời khuyên của các chuyên gia là các bạn trẻ hãy cân nhắc kỹ giữa đam mê, sở thích ngành nghề và nhu cầu sử dụng của xã hội…

 

Giã từ thời “hoàng kim”

 

Thời điểm cuối năm điểm qua các trung tâm giới thiệu việc làm, các trang tuyển dụng qua mạng internet dễ thấy hồ sơ, ứng viên là cử nhân, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh… cần tìm việc nhiều vô kể. Nhiều cử nhân ngành tài chính ngân hàng mới ra trường cũng “méo mặt” với hành trình tìm việc có thu nhập trung bình trong thời buổi hệ thống tín dụng-ngân hàng đối mặt  nợ xấu và đồng loạt tái cơ cấu, sáp nhập, thu hẹp hoạt động…

 

Cơn lốc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhiều doanh nghiệp, công ty phải co hẹp sản xuất hoặc phá sản, cắt giảm, sa thải hàng chục ngàn lao động. Con số trên 1 triệu lao động trong năm 2012 bị thất nghiệp, thiếu việc làm đã minh chứng thực trạng tìm việc đầy cam go, thử thách đối với người lao động từ trình độ cao đến không có tay nghề.

 

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân khách quan này, nhìn từ góc độ khác, các chuyên gia về đào tạo nhân sự cho rằng sự dư thừa nhân lực của các ngành nghề vốn một thời được coi là “nóng” như kinh tế, tài chính, ngân hàng cũng là hệ quả tất yếu của một thời đua nhau đào tạo những ngành này.

 

Vài năm về trước, sức hấp dẫn từ thu nhập cao ngất ngưởng, thưởng “khủng” của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng… đã tạo cơn sốt – tâm lý số đông người học chọn các ngành kinh tế – tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán… vì dễ xin việc làm, thu nhập cao. Từ hệ lụy cho phép đào tạo quá dễ dãi nên nhiều trường đại học, cao đẳng không chuyên, hệ dân lập, cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài ồ ạt mở những ngành đào tạo nói trên dẫn đến thực trạng “bội thực” nguồn cung.

 

Sự thật này thức tỉnh ngành giáo dục đào tạo nước nhà và mới đây tại cuộc họp bàn về quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đưa ra thông điệp: Từ năm 2013 sẽ tạm ngừng mở các ngành đào tạo thừa đầu ra như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán và không cho phép mở thêm các trường đại học đào tạo những ngành này. Động thái tích cực – điều chỉnh cỗ máy đào tạo nhiều năm qua chạy lệch pha – “sản xuất vội, cho ra lò nhiều sản phẩm” mà thị trường lao động đang dư thừa, được dư luận xã hội đồng tình lẫn một chút băn khoăn.

 

Rà soát và kiểm định chất lượng

 

TS Nguyễn Quốc Khanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực Trường ĐH Kinh tế TPHCM khẳng định, vai trò điều tiết của cơ quan quản lý là cần thiết để đào tạo ngành nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đều phải tái cấu trúc hoạt động sản xuất, kinh doanh nên nguồn cung vượt cầu là tất yếu. Vì thế, Bộ GD-ĐT nên xác định thời gian hạn chế việc mở ngành hoặc không cho phép đối với các trường đại học không chuyên, thiếu năng lực đào tạo những ngành liên quan đến kinh tế (quản trị kinh doanh, kế toán..), tài chính, ngân hàng. Nhiều ý kiến của các trường đại học cho rằng Bộ GD-ĐT cần rà soát lại thực tế đào tạo cũng như kiểm định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để có quyết định chuẩn xác trong việc không cho phép cơ sở giáo dục nào tiếp tục đào tạo.

 

Với cách nhìn thận trọng, GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM nhận định nguồn nhân lực kinh tế – tài chính ở thời kỳ nào cũng rất cần vì nó thâm nhập, len lỏi trong mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Vì thế, cần có tầm nhìn xa trong đào tạo, chuẩn hóa chất lượng để chuẩn bị nguồn nhân lực quan trọng này cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững chứ không nên nhìn ở giai đoạn  trước mắt khi thị trường lao động đang bão hòa vì khủng hoảng kinh tế. Cũng theo GS, nếu sinh viên các ngành kinh tế – tài chính thực học, có kiến thức chuẩn, có kỹ năng mềm, năng động thích ứng với mọi công việc thì có thể tự thân lập nghiệp chứ không chỉ chờ  nơi tuyển dụng mình.

 

Điều đáng lo ngại ở đây chính là sự lãng phí của xã hội lẫn người học khi đầu tư vào những ngành nghề đã dư thừa mà không lường hết hậu quả. Sau hồi chuông cảnh tỉnh về đào tạo ngành nghề chưa gắn với nhu cầu sử dụng cũng như sự lệch pha-thiếu hụt những ngành nghề xã hội cần, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH phải làm gì để đưa ra dự báo đúng về nhu cầu cần đào tạo, sử dụng của thị trường lao động VN trong những năm tới?

 

KHÁNH BÌNH

Nguồn: sggp.org.vn

Ngành quản trị kinh doanh học gì? làm gì?

Với khoảng 100 cơ sở đào tạo trình độ đại học tuyển sinh ở hai khối thi tuyển phổ biến là khối A, D1, quản trị kinh doanh là nhóm ngành được rất đông thí sinh chọn lựa.

Ngành quản trị kinh doanh được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là quản trị kinh doanh hoặc chuyên sâu như kinh tế bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, quản trị doanh nghiệp thương mại, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh bảo hiểm, quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, quản trị du lịch nhà hàng khách sạn… nhằm đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh, có kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.

Nhiều chuyên ngành

Chuyên ngành quản trị chất lượng chuyên về lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng và chỉ đạo thực hiện tại các công ty, xây dựng một chính sách hợp lý về chất lượng.

Chuyên ngành thương mại chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế.
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế chuyên về kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, có cái nhìn toàn cầu, có khả năng đàm phán, phân tích, tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các thị trường.

Chuyên ngành ngoại thương đào tạo nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế và chính sách ngoại thương. Chuyên ngành marketing đào tạo cử nhân kinh tế có tham gia tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, từ đó vạch ra các chiến lược marketing cho các doanh nghiệp…

65% môn học giống nhau
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.

Các bạn thí sinh không nên quá lo lắng về chương trình đào tạo và bằng cấp. Hiện nay với quy định về chương trình khung, cùng một ngành học các trường sẽ có khoảng 65% số môn học là giống nhau (50% giống nhau là do chương trình khung quy định). Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng đơn vị. Vì vậy, chọn trường nào để dự thi liên quan đến các yếu tố tiện ích, hoạt động bổ trợ nhiều hơn. Ngoài địa điểm học tập, học phí, ký túc xá, cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp, các bạn cần cân nhắc chuẩn đầu ra của từng trường để chọn một trường vừa với sức mình, sức ở đây bao gồm sức học và thực lực của bản thân và gia đình.

Nhiều vị trí tuyển dụng

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Tại những trường khác nhau, ngành này được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau. Trong đó, chuyên ngành quản lý doanh nghiệp chuyên về kỹ năng quản lý, có kiến thức rộng về kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp.

Theo tuoitre.vn

Khai mạc Chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh 2013

Với mong muốn mang đến cho các bậc phụ huynh, các em học sinh: (1) Toàn cảnh thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013; (2) Tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành, nghề cho các em học sinh; (3) Tư vấn học tập và ôn thi đại học, cao đẳng 2013, trang thông tin trực tuyến tuvantuyensinh.vn sẽ phối hợp với Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến tại địa chỉ http://huongnghiep.tuvantuyensinh.vn vào lúc 9h00 sáng thứ 7 hàng tuần. Số khai mạc sẽ bắt đầu từ ngày 05/01/2013.

Toàn cảnh Chương trình Tư vấn – Hướng nghiệp

Trong số khai mạc với chủ đề: “Chọn ngành, nghề và chọn trường năm 2013”, Chương trình sẽ cung cấp cho phụ huynh, học sinh những thông tin toàn cảnh về tuyển sinh năm 2012 và một số định hướng về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm 2013. Chương trình cũng sẽ giúp học sinh phương pháp chọn trường, chọn ngành, nghề phù hợp với tính cách, sở thích và năng lực của mỗi học sinh.

Đến dự Lễ Khai mạc và tham gia tư vấn trực tiếp với Chương trình  có các nhà giáo và chuyên gia đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạoĐại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Tp.Hồ Chí Minh:

(1) TS Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tp.HCM,

(2) TS  Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc  Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh;

(3) Thầy Nguyễn Quốc Cường – Chuyên viên tuyển sinh Bộ Giáo dục & Đào tạo;

(4) PGS.TS  Nguyễn Đình Phư – Giảng viên Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.

(5) TS  Nguyễn Viết Đông – Giảng viên Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

(6)  Ông Nguyễn Thành Hiệp – Trưởng phòng Dạy nghề – Sở Lao động TB&XH Tp.HCM.

Chương trình khai mạc sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Pháp luật Tp.HCM Online tại địa chỉ:http://phapluattp.vn và Trang thông tin trực tuyến http://tuvantuyensinh.vn.

Ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có nhu cầu được tư vấn về chọn trường, định hướng nghề nghiệp vui lòng đặt câu hỏi tại đây.

Để thuận tiện cho việc trả lời, Hội đồng tư vấn sẽ ưu tiên trả lời những câu hỏi bằng tiếng Việt, có dấu.


Tuvantuyensinh.vn

Muốn đỗ Đại học thì cần phải làm gì?

Học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên, tất cả mọi người còn ngồi trên ghế nhà trường.Thế nhưng, cách học tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe củahọc sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.

pp7

 

1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng
– Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học tập để làm gì? Học tập cho ai?”. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.
Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?Cách học tập, cách ôn thi hiệu quả đối với học sinh, sinh viên
a. Học tập lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học tập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.
b. Học tập có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên học tập vì điểm, học tậpvì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Học có phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
– Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
– Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
+ Bạn có muốn lấy bằng ?
– Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước.
b. Học tập cách tư duy hiệu quả
Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.
Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.
c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
– Ghi thành dàn bài:
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
– Nhẩm trong óc:
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
– Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

pp8

 

d. Cách học tập hiệu quả
Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận… Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.
Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

– Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…
– Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau…
Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e.Về thời gian học tập
Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
f. Về không gian học tập
Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

pp9

 

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi
a. Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn.
b. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.
c. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.
d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

Nguồn e-school

Xu hướng lựa chọn ngành dự thi của học sinh lớp 12 năm 2013

Dành 1 phút trả lời khảo sát dành cho học sinh lớp 12 – tham gia giao lưu cùng chúng tôi nhé !

https://www.facebook.com/questions/465935606792557/

 

Liên thông chính quy : Giảm chỉ tiêu 2013

(Dân trí) – Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư mới quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ. Đáng chú ý, thông tư quy định chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. >> Sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông

So với các quy định trước đây Bộ GD-ĐT siết chặt hơn rất nhiều, từ điều kiện mở ngành đào tạo liên thông cho đến hình thức dự thi liên thông. Đặc biệt hơn cả là từ nay trở đi chỉ đào tạo liên thông chính quy theo hình thức học tín chỉ, không còn đào tạo theo niên chế.

Cụ thể, Cơ sở giáo dục đại học chỉ được tổ chức đào tạo liên thông khi có đủ các điều kiện: Có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, đại học của ngành đào tạo liên thông; Có báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD-ĐT quy định; Đã công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trên trang thông tin của trường theo quy định.

Có Hội đồng để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học (gọi là Hội đồng đào tạo liên thông); Đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ CĐ, ĐH hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục đại học đăng ký đào tạo liên thông chính quy.

Thông tư này cũng quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định đào tạo liên thông từ trình độ TCCN lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định đào tạo liên thông từ trình độ TCCN, Trung cấp (TC) nghề lên trình độ ĐH, từ trình độ TC nghề lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề lên trình độ ĐH.

Kiểm soát chặt đầu vào và đầu ra

Bộ GD-ĐT cho biết, thông tư mới này chỉ áp dụng đối với hình thức liên thông chính quy và vừa học vừa làm. Đối với đào tạo liên thông từ xa sẽ có quy định riêng. Riêng liên thông chính quy ngoài việc siết chặt về chỉ tiêu còn yêu cầu thi tuyển đầu vào và kiểm soát nghiêm ngặt khâu đầu ra.

Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;

Người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT chức hằng năm. Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Đào tạo liên thông chính quy được tổ chức, quản lý theo các quy định hiện hành của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH được phép đào tạo liên thông để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên hệ liên thông chính quy học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.

Đối với đào tạo liên thông hình thức vừa học vừa làm thì về cơ bản giống như các quy định đối với liên thông chính quy. Điểm khác là thực hiện việc tuyển sinh, đào tạo thực hiện theo quy chế và quy định đối với hệ vừa học vừa làm.

Với việc siết chặt này Bộ GD-ĐT cũng giao cho các trường xem xét để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập. Cụ thể, chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ CĐ, trình độ ĐH chính quy đang áp dụng tại cơ sở giáo dục ĐH. Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học là chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học đang áp dụng tại cơ sở giáo dục ĐH.

Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng đào tạo liên thông, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH căn cứ vào chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng, kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công bố công khai trước khi tổ chức đào tạo.

Sai phạm xử lý nghiêm

Thông tư mới cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra, thanh tra thi tuyển sinh và tổ chức đào tạo liên thông của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định hiện hành. Sở GD-ĐT là đầu mối giúp uỷ ban nhân dân tỉnh/thành kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định về đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học đối với các lớp liên kết đặt tại địa phương; phát hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo những trường hợp vi phạm Quy định về đào tạo liên thông của các đơn vị tham gia liên kết tại địa phương quản lý. Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo của cơ sở mình theo quy định hiện hành.

Việc xử lý các vi phạm trong tuyển sinh và đào tạo liên thông cấp bằng CĐ, ĐH thực hiện theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy, Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quy chế tuyển sinh và đào tạo vừa làm vừa học hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Về xử lý sai phạm Bộ GD-ĐT khẳng định, người học bị phát hiện có sai phạm trong tuyển sinh hoặc quá trình đào tạo, khai man hồ sơ bị buộc thôi học, thu hồi bằng tốt nghiệp. Cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đào tạo liên thông, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH và những người tham gia tuyển sinh, tổ chức đào tạo nếu vi phạm các quy định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cấp phát văn bằng, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở giáo dục ĐH tổ chức tuyển sinh và đào tạo liên thông khi chưa có quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với hình thức liên thông nhảy bậc từ TCCN lên ĐH -PV) sẽ bị đình chỉ đào tạo liên thông tùy theo mức độ vi phạm, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đào tạo liên thông.

Thông tư mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/2/2013. Bộ GD-ĐT cũng cho hay, đối với các khóa tuyển sinh đào tạo liên thông trước thời điểm Thông tư mới có hiệu lực, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện đào tạo liên thông theo các quy định đang có hiệu lực. Tuy nhiên các cơ sở giáo dục ĐH phải rà soát đảm bảo các điều kiện tổ chức đào tạo liên thông quy định theo thông tư mới báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 30/6/2013.

S.H

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP – TUYỂN SINH 2013

Chủ đề: “Cùng bạn quyết định tương lai”
Đơn vị chỉ đạo:
–     Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
–     UBND TP. Hồ Chí Minh
–     Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.HCM 
Đơn vị tổ chức:
–      Báo Giáo Dục TP.HCM.
Đơn vị thực hiện
–      Công ty Truyền thông Giáo Dục Sáng Tạo. 
Đơn vị tham gia:
–      Các trường ĐH-CĐ-TCCN tại TP. Hồ Chí Minh.
–      Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo – giáo dục trong và ngoài nước.
–      Các đơn vị tương tác – hỗ trợ thực hiện chương trình. 
I. Mục Đich – Ý Nghĩa:
– Tư vấn những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013
– Giúp thí sinh, phụ huynh giao lưu – trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục – hướng nghiệp.
– Tạo điều kiện để thí sinh và phụ huynh có thêm lựa chọn về con đường tiếp cận tương lai (du học, du học tại chỗ…).
– Thông qua ngày hội và chương trình tư vấn, các đơn vị giáo dục có thể truyền tải đầy đủ các thông tin bổ ích về các ngành nghề đào tạo đến với phụ huynh, học sinh.
II. Thời gian – Địa Điểm :
–   Địa điểm: Trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng
                    390 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình, TP.HCM
–   Thời gian: Ngày 19 tháng 01 năm 2013. (Dự kiến)
 (Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam vào lúc 14h30 ngày 19/01/2013 tại hội trường – Trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng)
Lưu ý: Họp báo giới thiệu chương trình
 Thời gian: 9h00 ngày 15 tháng 01 năm 2013.
– Địa điểm: Hội trường Trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng
                    390 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Lễ Khai mạc: Vào lúc 08h30 ngày 19 tháng 01 năm 2013. 
III. Nội Dung:
– Tư vấn những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013. Tư vấn tâm lý sức khỏe mùa thi, Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi.
– Tư vấn, hỗ trợ thông tin về tuyển sinh và đào tạo CĐN-TCCN-TCN, liên thông ĐH
– Tư vấn về du học – du học tại chỗ: Hỗ trợ thông tin về các chương trình du học và cơ hội nghề nghiệp của các em học sinh sau khi đi du học.
– Trao học bổng, tặng cẩm nang tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh 2013.
IV. Đối Tượng thụ hưởng:
– Tất cả các em học sinh THPT chuẩn bị thi Đại học – Cao đẳng và TCCN năm 2013.
– Học sinh các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
   (Dự kiến chương trình có hơn 15.000 học sinh và phụ huynh tham quan ngày hội)
V. Miêu tả:
– Các trường tham gia chương trình dưới hình thức gian tư vấn. Qui cách gian tư vấngian tư vấn chuẩn 9m vuông (3m x 3m). Cung cấp 01 bàn, 02 ghế, 02 bóng đèn neon, 01 ổ cắm điện, quạt máy.
– Thời gian nhận gian tư vấn: vào lúc 9h00 ngày 18  tháng 01 năm 2013.
– Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức xe đưa đón học sinh đến tham dự chương trình. Số lượng dự kiến trên 5.000 người.
– Báo Giáo Dục TP.HCM là đơn vị tổ chức tiến hành thành lập Ban tư vấn tại khu vực sân khấu ngoài trời và trong hội trường để tư vấn cho các em học sinh và phụ huynh về các thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013.
– Các em học sinh và phụ huynh ngoài việc tham dự để tìm hiểu thông tin về tuyển sinh của các trường ĐH – CĐ, còn được cung cấp thêm thông tin về các chương trình đào tạo CĐN – TCCN – TCN. Các con đường tiếp cận tương lai không nhất thiết phải thông qua con đường ĐH.
Toàn bộ chương trình chia làm 4 phần chính 
Phần 1: Tư vấn tuyển ĐH  CĐ
o Các đơn vị trường tham gia chương trình kết hợp với BTC cung cấp các thông tin chính yếu về kỳ thi tuyển sinh năm 2013.
o Phổ biến về quy chế, những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013.
o Hướng dẫn các em HS nộp hồ sơ đăng ký dự thi 2013.
o Cung cấp các thông tin khác cụ thể hơn về đơn vị trong kỳ thi tuyển sinh như chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, ngành học mới, tỷ lệ chọi…
o Tư vấn chuyên sâu cho học sinh và phụ huynh về cơ hội nghề nghiệp, điều kiện học tập và con đường tương lai khi theo học tại trường. 
Phần 2: Tư vấn Tuyển sinh CĐN– TCCN TCN
o Cung cấp thông tin cho học sinh – phụ huynh về các chương trình đào tạo CĐN- TCCN-TCN trên địa bàn thành phố.
o Tư vấn hướng nghiệp “ĐH không phải là con đường duy nhất” giúp các em học sinh có thể định hướng tốt con đường tương lai.
o Các trường tư vấn chuyên sâu và cung cấp các thông tin về tuyển sinh – đào tạo của đơn vị để phụ huynh – học sinh có thể nhìn nhận đúng đắn và chọn lựa thích hợp.
Phần 3: Tư vấn Du học – Du học tại chỗ
o Các tổ chức giáo dục quốc tế, các đơn vị tư vấn du học, trường quốc tế… cung cấp dịch vụ du học và du học tại chỗ…
o Phổ biến các thông tin liên quan đến chương trình học, thủ tục, visa  cho du học sinh tại nước ngoài.
o Tạo điều kiện để học sinh – phụ huynh tìm hiểu về chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp và con đường tương lai khi du học nước ngoài hoặc du học tại chỗ.
o Thông qua chương trình các đơn vị có thể giúp phụ huynh và học sinh nhìn nhận đúng đắn về việc du học và cơ hội khi đi du học.
Phần 4: Chương trình giao lưu văn nghệ :
Với sự tham gia của các ca sĩ, nhóm ca dự kiến:Noo Phước Thịnh, Hồ Quang Hiếu, Lương Bích Hữu, Nhóm 365…
VI. Tài trợ, kinh phí
1.    Về tài trợ:
Các đơn vị có nhu cầu tài trợ chương trình, trao học bổng, tặng cẩm nang phát trực tiếp trong chương trình Tư vấn liên hệ: Công ty Truyền thông Giáo Dục Sáng Tạo: 94 Trần Quang Khải, Quận 1, TP.HCM; ĐT: 0903.870.779 – 083. 8484 015 – 111 (A.An) hoặc 0934.883.755 (A.Thành)  để thảo luận và ký kết hợp đồng tài trợ.
2.    Về kinh phí tham gia gian hàng:
– Gian hàng loại VIP: 10.000.000 VNĐ (Chưa VAT)
– Gian hàng loại A:       7.000.000 VNĐ (Chưa VAT) 
VII. CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG ĐƯA TIN (Dự kiến)
– Báo Pháp Luật                       – Báo Tuổi Trẻ.        – HTV, VTV….
– Báo Người Lao Động.             – Báo Mực Tím.        – Phụ Nữ TP.HCM
– Báo Sài gòn Giải Phóng.         – Chuyên đề VTM     – 24h.com.vn
VIIIThành phần ban tổ chức:
– Ông Nguyễn Thanh Tú  Trưởng ban – TBT Báo Giáo Dục
– Ông Trần Ngọc An – Trưởng ban trị sự GDO  Phó ban TT
– Ông Dương Xuân Thành – Nhân viên – Thành viên
– Bà Đặng Thị Thu Thuỷ – Nhân viên  Thành viên
Với mục đích và ý nghĩa đó, Báo Giáo Dục TP.HCM mong nhận được sự hỗ trợ, tài trợ của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, trường học để chương trình ‘Cùng bạn quyết định tương lai’ thành công tốt đẹp.
Nơi nhận:
  – Sở GD&ĐT
  – Các trường THPT ,
  – Các trường ĐH, CĐ và TCCN,
  – Các tổ chức đào tạo,
  – Lưu Vp
TM. BAN TỔ CHỨC
TỔNG BIÊN TẬP
 
 
 
 
 Nguyễn Thanh Tú
Để đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ:
 Ông Trần Ngọc An                   ĐTDĐ: 0903.870.779

BBT

http://giaoduc.edu.vn/news/thoi-su-655/moi-tham-gia-ngay-hoi-tu-van-huong-nghiep-tuyen-sinh-nam-2013-199316.aspx

Chính thức triển khai mô hình 3 + 1 với Đại học Khoa học và công nghệ Lunghwa, Đài Loan

Ngày 18 tháng 12 năm 2012, giáo sư Teresa Ju, Giám đốc Trung tâm giáo dục Đài Loan –Việt Nam và tiến sỹ Lien, giám đốc Hợp tác Quốc tế trường đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa đã có buổi làm việc với tiến sỹ Phạm Văn Hồng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics về việc chính thức triển khai chương trình 3+1 theo thỏa thuận đã kí.


Tiến sỹ Phạm Văn Hồng trao đổi cùng Giáo sư Teresa Ju và Tiến sỹ Lien
Thành lập từ năm 1969, đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa hiện đang là đại học tốt nhất trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ tại Đài Bắc. Với trên 70% giảng viên là giáo sư và tiến sỹ đầu ngành, đại học Lunghwa cam kết mang lại giá trị lớn nhất cho người học.
Theo thỏa thuận được kí kết giữa hai trường, công tác nghiên cứu khoa học và trao đổi giảng viên, sinh viên được coi trọng hàng đầu trong viêc làm tiền đề cho việc phát triển hợp tác bền vững, xây dựng chương trình có tính liên kết, hỗ trợ tốt nhất cho học viên đáp ứng được các chuẩn quốc tế. Học viên theo học chương trình liên kết này giữa hai trường theo chương trình 3+1 (có bằng cứ nhân Cao đẳng hệ 3 năm, học 1 năm chuyển tiếp tại đại học Lunghwa để được cấp bằng cử nhân quốc tế của đại học Lunghwa), sẽ nhận nhiều hỗ trợ, ưu đãi từ hai trường.Chương trình này đã mang lại cho sinh viên cao đẳng Việt Nam và Viettronics những cơ hội được tham gia các chương trình quốc tế với chất lượng và uy tín tốt nhất trong khu vực.

2013, cao dang, chi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013, dai hoc, danh sach truong dai hoc cao dang 2013, diem thi dai hoc, ho so du thi dai hoc, ho so du thi dai hoc 2013, ma truong dai hoc cao dang 2013, ma truong thpt, nhung dieu can biet, nhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013, nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, on thi 2013, on thi dai hoc 2013, on thi dai hoc mon ly, on thi dai hoc mon toan, on thi tot nghiep thpt 2013, tan the, gangnam style, thong tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh 2013, ti le choi dai hoc cao dang 2013, tin tuyen sinh cao hoc 2013, Tin tuyen sinh lien thong 2013, Tin tuyen sinh van bang 2 2013, tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013, xet tuyen, xet tuyen cao dang, xet tuyen nguyen vong 2 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 2013