Những điều cần biết về tuyển sinh đại học 2013

Năm 2013 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013. Các thông tin này do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm.

Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013” cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi; Danh sách các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường.

Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, các chương trình đào tạo,… thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.

CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN NĂM 2013 (KHỐI A, A1, B, D)

Mặc dù Cấu trúc đề thi Đại học môn Toán năm 2013 khối A, A1, B, D chưa được Bộ Giáo dục chính thức ban hành nhưng nếu không có gì thay đổi thì cấu trúc năm 2013 vẫn như 2012.

 

cau-truc-de-thi-dai-hoc-mon-toan-2013

Cấu trúc đề thi ĐH môn Toán dưới đây dựa vào đề thi chính thức 2012 và cấu trúc chính thức của Bộ ban hành từ năm 2010:
I. PHẦN CHUNG (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
Câu 2 (1 điểm):
Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Câu 3 (1 điểm):
Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
Câu 4 (1 điểm):
– Tìm giới hạn.
– Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
– Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Câu 5 (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 6 (1 điểm): 
Bài toán tổng hợp.

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần a hoặc phần b).
Theo chương trình chuẩn:
Câu 7a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, elip.
– Viết phương trình đường thẳng.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, Mặt cầu.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9a (1 điểm):
– Số phức.
– Tổ hợp, xác suất, thống kê.
– Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.
Theo chương trình nâng cao:
Câu 7b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, ba đường conic.
– Viết phương trình đường thẳng.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
– Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
– Đường tròn, mặt cầu.
– Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
– Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9b (1 điểm):
– Số phức.
– Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố liên quan.
– Sự tiếp xúc của hai đường cong.
– Hệ phương trình mũ và lôgarit.
– Tổ hợp, xác suất, thống kê.
– Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.