Muốn đỗ Đại học thì cần phải làm gì?

Học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên, tất cả mọi người còn ngồi trên ghế nhà trường.Thế nhưng, cách học tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe củahọc sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.

pp7

 

1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng
– Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học tập để làm gì? Học tập cho ai?”. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.
Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?Cách học tập, cách ôn thi hiệu quả đối với học sinh, sinh viên
a. Học tập lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học tập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.
b. Học tập có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên học tập vì điểm, học tậpvì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Học có phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
– Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
– Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
+ Bạn có muốn lấy bằng ?
– Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước.
b. Học tập cách tư duy hiệu quả
Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.
Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.
c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
– Ghi thành dàn bài:
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
– Nhẩm trong óc:
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
– Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

pp8

 

d. Cách học tập hiệu quả
Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận… Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.
Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

– Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…
– Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau…
Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e.Về thời gian học tập
Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
f. Về không gian học tập
Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

pp9

 

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi
a. Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn.
b. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.
c. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.
d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

Nguồn e-school

Lớp dự bị Đại học 2013 – Các trường ngoài công lập đề nghị

Xin được mở lớp dự bị đại học để tuyển những thí sinh dưới điểm sàn, sau đó sẽ cho các em thi lại vào đại học là ý kiến đề xuất của rất nhiều lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong cuộc họp chiều ngày 19/1/2012, tại Hà Nội.

Cuộc họp do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tổ chức, nhằm tổng hợp ý kiến để đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm 2013.

Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội, do không tuyển được thí sinh trên điểm sàn nên hàng năm, các trường thừa rất nhiều chỗ trên giảng đường. “Trường còn chỗ, còn thầy dạy thì nên tận dụng, cho các em học hệ dự bị, để không lãng phí nguồn nhân lực, vật lực,” ông Nhĩ nói.

Đây cũng là đề xuất của ông Nguyễn Ngọc Chu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Á), ông Phan Quý (Hiệu trưởng trường Cao đẳng ASEAN) và nhiều lãnh đạo đại học, cao đẳng ngoài công lập khác.

Theo lãnh đạo các trường, nếu thí sinh không đạt điểm sàn, các lớp dự bị đại học sẽ giúp các em bổ sung kiến thức đồng thời trường cũng có cơ hội đào tạo thí sinh phù hợp với hướng đặc thù đào tạo của trường.

Bên cạnh đề xuất này, giống như năm trước, Hiệp hội các trường ngoài công lập cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hạ điểm sàn thấp hơn nữa để gia tăng nguồn tuyển, và về lâu dài, giao quyền tự xét tuyển cho các trường.

Những đề xuất trên đều nhằm mục đích giúp các trường “vớt” được cả những thí sinh có điểm thi đại học dưới điểm sàn (mức điểm tối thiểu để đỗ vào đại học, cao đẳng, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường muốn thu hút được sinh viên thì cần nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định được thương hiệu với người học.

Từ nhiều năm trở lại đây, hầu hết trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đều không tuyển đủ chỉ tiêu và ngày càng khó khăn trong việc thu hút thí sinh theo học. Kết thúc mùa thi đại học năm 2012, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép kéo dài thời gian tuyển đến hết tháng 11/2012 có trường chỉ vài chục thí sinh nộp hồ sơ đăng ký./.

Phạm Mai (Vietnam+)

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013, từ trung cấp đến sau đại học.

Theo đó, bậc sau đại học có 1.350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 27.000 chỉ tiêu thạc sĩ và 1.000 chỉ tiêu đào tạo chuyên khoa.

Đại học hệ chính quy là 133.000 chỉ tiêu; hệ liên thông, văn bằng hai, vừa học vừa làm là 96.500 chỉ tiêu; hệ đào tạo từ xa 40.000 chỉ tiêu.

Bậc cao đẳng hệ chính quy là 17.000 sinh viên; hệ liên thông, văn bằng hai, vừa học vừa làm là 6.800 chỉ tiêu.

Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy có 7.200 chỉ tiêu.
2013cao dangchi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013dai hoc,danh sach truong dai hoc cao dang 2013diem thi dai hocho so du thi dai hocho so du thi dai hoc 2013ma truong dai hoc cao dang 2013ma truong thptnhung dieu can bietnhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013on thi 2013on thi dai hoc 2013on thi dai hoc mon lyon thi dai hoc mon toanon thi tot nghiep thpt 2013tan thegangnam stylethong tin tuyen sinhthong tin tuyen sinh 2013ti le choi dai hoc cao dang 2013tin tuyen sinh cao hoc 2013Tin tuyen sinh lien thong 2013,Tin tuyen sinh van bang 2 2013tuyen sinh, tuyen sinh 2013tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013xet tuyenxet tuyen cao dangxet tuyen nguyen vong 2 nam 2013xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013xet tuyen nguyen vong 2013

Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay (27/12), tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, so với năm 2012, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy bậc đại học và cao đẳng cơ bản không thay đổi (năm 2012, chỉ tiêu bậc đại học là trên 132.800 sinh viên, bậc cao đẳng là 17.440 sinh viên).

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng chính quy năm 2013 cũng như những năm tiếp theo sẽ không tăng về quy mô mà chỉ thay đổi về cơ cấu theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.

Đối với chỉ tiêu liên thông đại học, cao đẳng chính quy được xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu đại học, cao đẳng chính quy tương ứng.

Về chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm, do tình trạng thừa giáo viên hiện nay nên chỉ tiêu sư phạm sẽ giảm dần so với chỉ tiêu sư phạm xác định trong năm 2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.

Đối với chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy. Riêng các trường sư phạm, để triển khai thực hiện việc đào tạo nâng chuẩn giáo viên, cần có đề án xác định rõ nhu cầu cần nâng chuẩn, không đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, vừa học vừa làm tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ trong năm 2013.

Bộ cũng cho biết sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học theo lộ trình giảm 20%/năm, các trường trực thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp với lộ trình nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước năm 2017./.

Phạm Mai (Vietnam+)

Đăng ký học ngành gì thì sẽ có việc làm sau này ?

Một câu hỏi đang được rất nhiều học sinh lớp 12 quan tâm.

Chiến lược nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá chủ yếu bao gồm: quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế; giảng viên đại học, cao đẳng; khoa học – công nghệ; y tế, chăm sóc sức khỏe; tài chính – ngân hàng; công nghệ thông tin.

Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu tăng nhanh tỉ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020. Trong đó tỉ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50%; ngành công nghiệp từ 78% lên 92%, ngành xây dựng từ 41% lên 56%; ngành dịch vụ từ 67% lên 88%.

Như vậy, thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị… vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, đòi hỏi người xin việc phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo… Nhu cầu nguồn nhân lực còn tùy thuộc chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
2013, cao dang, chi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013, dai hoc, danh sach truong dai hoc cao dang 2013, diem thi dai hoc, ho so du thi dai hoc, ho so du thi dai hoc 2013, ma truong dai hoc cao dang 2013, ma truong thpt, nhung dieu can biet, nhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013, nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, on thi 2013, on thi dai hoc 2013, on thi dai hoc mon ly, on thi dai hoc mon toan, on thi tot nghiep thpt 2013, tan the, gangnam style, thong tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh 2013, ti le choi dai hoc cao dang 2013, tin tuyen sinh cao hoc 2013, Tin tuyen sinh lien thong 2013, Tin tuyen sinh van bang 2 2013, tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013, xet tuyen, xet tuyen cao dang, xet tuyen nguyen vong 2 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 2013

Năm 2011 cả nước có gần 300 ngành học được tổ chức tuyển sinh tại 475 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng với khoảng 5.027 ngành (53% trình độ đại học và 47% trình độ cao đẳng).

 

Thực tế chọn ngành đăng ký dự thi của thí sinh từ năm 2009-2011

Ngành “nóng” nhất bớt “nóng”

So với các năm trước, thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn ngành học hơn, xu thế chọn ngành học có thay đổi, nhưng nhìn chung nhóm ngành kinh doanh luôn được thí sinh ưa chuộng nhất. Kết quả tuyển sinh ba năm gần nhất cho thấy nhóm ngành kinh doanh vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh. Tuy nhiên tỉ lệ 10,98% thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh năm 2011 đã giảm khá nhiều so với tỉ lệ 12,4% tổng số thí sinh trong năm 2010.

Đáng lưu ý trong tốp “đầu bảng”, một số nhóm ngành “kén” thí sinh cũng có dấu hiệu thu hút thí sinh như nhóm ngành y học. Lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này tăng 1,2 lần so với năm 2010, từ vị trí 10 lên vị trí 7 trong bảng xếp hạng những nhóm ngành có nhiều thí sinh dự thi; nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,6 lần so với năm 2010, từ vị trí 17 lên vị trí 8 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.

Xu thế chọn ngành dự thi cũng cho thấy thí sinh thường “né” các ngành có số lượng thí sinh đăng ký dự thi năm trước cao, dẫn đến sự tăng – giảm theo quy luật ở đại đa số các nhóm ngành, ngoại trừ các nhóm ngành sau có số thí sinh ĐKDT tăng dần từ năm 2010 đến 2011: kế toán – kiểm toán (8,4%-9,0%); luật (2,8%-3,0%); công nghệ kỹ thuật cơ khí (1,8%-2,6%), kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (1,7%-1,9%) và dịch vụ y tế (1,6%-1,8%). Trong đó nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009.

Ngược lại, số lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành công nghệ thông tin giảm với tỉ lệ hơn 1/3 so với tuyển sinh 2009, từ vị trí 7 xuống vị trí 13. Cùng với quản trị kinh doanh, ngành công nghệ thông tin mặc dù nằm trong tốp năm ngành học được thí sinh lựa chọn nhiều nhất nhưng đang có xu hướng giảm từ năm 2009 đến 2011. Điều này cho thấy tác động tích cực của công tác hướng nghiệp, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến xu thế chọn ngành của người học.

“Lượng” và “chất”

Một điều đáng chú ý là tương tự các năm trước, dù có thay đổi ít nhiều về số lượng, những ngành có đông thí sinh dự thi đều có điểm trung bình không thật sự cao. Thực tế tuyển sinh cho thấy các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, khoa học môi trường, điều dưỡng, giáo dục tiểu học thuộc top 20 ngành thu hút nhiều thí sinh nhất trong hơn 290 ngành học có tổ chức tuyển sinh. Thế nhưng điểm trung bình của thí sinh các ngành này chỉ từ 8-10 điểm.

So sánh với các nhóm ngành khác, điểm trung bình của thí sinh dự thi những ngành được coi là “thời thượng” này thường chỉ ở tốp giữa.

Vì thế, số thí sinh đạt điểm trên sàn của những nhóm ngành này cũng không nhiều. Các ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kế toán, khoa học môi trường, điều dưỡng, giáo dục tiểu học chỉ có 18,3-30,9% thí sinh dự thi đạt từ điểm sàn trở lên, nằm trong tốp giữa nếu so sánh với các nhóm ngành khác.

Riêng nhóm ngành đào tạo giáo viên dù chiếm đến 10,5% thí sinh dự thi và xếp thứ hai trong những ngành có đông thí sinh dự thi nhất nhưng lại có số thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên xếp thứ 213.

TS LÊ THỊ THANH MAI- Báo Tuổi trẻ

Tỉ lệ thí sinh dự thi theo nhóm ngành

Nhóm ngành Năm 2011 Năm 2010
Tỉ lệ thí sinh Xếp hạng Ðiểm trung bình Tỉ lệ TS đạt điểm sàn Tỉ lệ thí sinh Xếp hạng Ðiểm trung bình Tỉ lệ TS đạt điểm sàn
Kinh doanh 10,98% 1 10,3 31,09% 12,4% 1 10,7 32,1%
Ðào tạo giáo viên 9,31% 2 9,9 34,09% 10,5% 2 10,3 24,2%
Kế toán – kiểm toán 9,00% 3 10,0 31,79% 8,6% 4 10,8 33,4%
Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm 8,63% 4 11,0 42,74% 8,9% 3 12,1 44,2%
Xây dựng 4,05% 5 8,8 27,15% 4,6% 5 11,9 45,2%
Nông nghiệp 4,02% 6 10,0 16,61% 3,6% 8 9,9 20,5%
Y học 3,41% 7 14,3 56,87% 2,9% 10 13,8 55,6%
Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống 3,18% 8 10,3 40,86% 2% 17 10,1 21,6%
Luật 3,03% 9 11,3 36,31% 2,9% 9 12,2 47,3%
Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 2,81% 10 12,8 53,76% 2,6% 12 13,0 53,9%
Công nghệ kỹ thuật cơ khí 2,63% 12 8,7 27,01% 1,9% 18 9,9 25,2%
Kinh tế học 2,57% 11 12,2 43,30% 3,6% 7 13,5 54,9%
Công nghệ thông tin 2,54% 13 8,8 17,27% 3,7% 6 10,5 29,7%
Ðiều dưỡng, hộ sinh 2,34% 15 11,2 30,85% 2,4% 13 10,7 28%
Khoa học môi trường 2,27% 16 11,1 28,19% 2,1% 15 11,0 29,1%
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 2,21% 17 9,4 26,81% 2,8% 11 10,8 32,5%
Sinh học ứng dụng 2,04% 18 12,7 40,85% 2,1% 16 12,8 46,3%
Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 1,94% 19 10,3 30,61% 1,7% 20 10,5 29,1%
Dịch vụ y tế 1,84% 20 12,8 48,78% 1,7% 19 12,3 43,1%
Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật 1,03% 24 9,9 24,53% 2,3% 14 10,1 27,3%