Sinh viên nghèo trả lại 9 triệu đồng cho người đánh rơi

Đó là nữ sinh viên nghèo Lê Thị Phương Dung, 19 tuổi, quê xã Hải Ba, Hải Lăng (Quảng Trị), hiện đang học năm thứ nhất ngành kế toán của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Theo Dung kể lại, chiều ngày 11/12, khi đến lớp học tại khu giảng đường Đại đội 4 thuộc Trung tâm Giáo dục quốc phòng-an ninh (Trường Quân sự Quân khu 5 Đà Nẵng), em nhặt được một ví nhỏ màu đen, bên trong có 9 triệu đồng.

Sinh viên Lê Thị Phương Dung.

Không chút suy nghĩ, Dung báo cáo với Trung đội trưởng Trung đội 4 Dương Thị Hiền và thông báo tìm người đánh rơi để trả lại…

Số tiền sau đó được xác định là của sinh viên Nguyễn Cát Phương gom góp hàng tháng nhờ làm thêm các đồ thêu bằng tay.

Được biết, Dung sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều là giáo viên, em cùng bạn gái đang ở trọ trong một căn phòng 10m2 ở phường An Hải Bắc (Sơn Trà-Đà Nẵng). Dung nói: “Em nghĩ hành động trả lại tiền cho người mất đó là bình thường,. Cùng là sinh viên mà, nếu bị mất số tiền lớn như vậy chắc bạn ấy buồn lắm nhất là số tiền tích góp từ việc làm thêm”.

Đại tá Vũ Văn Túc – Chính trị viên Trung tâm Trung tâm Giáo dục quốc phòng-an ninh Đà Nẵng cho biết: Trung tâm đã biểu dương và khen thưởng em Dung trước toàn trường và khuyến khích các bạn trẻ có hành động đẹp như Dung.

Theo Nga Lê

(Quân đội nhân dân)

Ma truong Dai hoc Cao dang nam 2013

Mã Trường

Tên Trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

QHI

Trường Đại học Công nghệ

QHT

Trường Đại học Khoa học tự nhiên

QHX

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

QHF

Trường Đại học ngoại ngữ

QHE

Trường Đại học kinh tế

QHS

Trường Đại học Giáo dục

QHL

Khoa luật

QHY

Khoa Y- Dược

QHQ

Khoa Quốc tế

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

DTE

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

DTK

Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

DTN

Trường Đại học Nông Lâm

DTS

Trường Đại học Sư phạm

DTY

Trường Đại học Y dược

DTZ

Trường đại học Khoa học

DTC

Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông

DTF

Khoa ngoại ngữ

DTQ

Khoa quốc tế

DTU

Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật

ANH

Học viện An ninh nhân dân

NVH

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

TGC

Học viện Báo chí và tuyên truyền

CSH

Học viện Cảnh sát nhân dân

HCP

Học viện chính sách và phát triển

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BVH

Phía Bắc

BVS

Phía Nam

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

HCH

Cơ sở phía Bắc

HCS

Cơ sở phía Nam

KMA

Học viện Kỹ thuật mật mã

NHH

Học viện Ngân hàng

NHP

Cơ sở tại Phú Yên

HQT

Học viện Ngoại giao

HVQ

Học viện Quản lý giáo dục

HTC

Học viện tài chính

HTN

Học viện thanh thiếu niên Việt Nam

HYD

Học viện Y dược học cổ truyền

BKA

Trường Đại học Bách Khao Hà Nội

LDA

Trường Đại học Công đoàn

GTA

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

DCN

Trường Đại học công nghiệp Hà Nội

DDM

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

VHD

Trường Đại học Việt- Hung

VUI

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

PVU

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

DKH

Trường Đại học Dược Hà Nội

DDL

Trường Đại học Điện Lực

YDD

Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định

Trường Đại học Giao thông vận tải

GHA

Cơ sở phía Bắc

GSA

Cơ sở phía Nam

NHF

Trường Đại học Hà Nội

HHT

Trường Đại học Hà Tĩnh

HHA

Trường Đại học Hàng hải

THP

Trường Đại học Hải Phòng

DNB

Trường Đại học Hoa Lư- Ninh Bình

HDT

Trường Đại học Hồng Đức

THV

Trường Đại học Hùng Vương

KCN

Trường Đại học khoa học xã hội và công nghệ Hà Nội

DKK

Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

DKT

Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Hải Dương

KHA

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

KTA

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Kỹ thuật hậu cần công an nhân dân

HCB

Cơ sở phía Bắc

HCN

Cơ sở phía Nam

DKY

Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương

Trường Đại học Lao động-Xã hội

DLX

Đào tạo tại Hà Nội

DLT

Cơ sở Sơn Tây

DLS

Cơ sở phía Nam

Đại học Lâm Nghiệp

LNH

Cơ sở tại Hà Nội

LNS

Cơ sở tại Đồng Nai

LPH

Trường Đại học Luật Hà Nội

MDA

Trường Đại học Mỏ địa chất

MTC

trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp

MTH

Trường Đại học Mỹ thuật Việtt Nam

Trường Đại học Ngoại thương

NTH

Cơ sở phía Bắc

NTS

Cơ sở phía Nam

DNV

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

DBG

Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

NNH

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

PCH

Cơ sở phía Bắc

PCS

Cơ sở phía Nam

SDU

Trường Đại học Sao Đỏ

SKD

Trường Đại học Saân khấu điện ảnh Hà Nội

SPH

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

SP2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

SKH

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

SKN

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định

SKV

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

GNT

Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương

TDH

Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

DMT

Trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội

TTB

Trường Đại học Tây Bắc

DTB

Trường Đại học Thái Bình

TDB

trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Trường Đại học Thủy lợi

TLA

Cơ sở phía Bắc

TLS

Cơ sở phía Nam

TMA

Trường Đại học Thương Mại

VHH

Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội

DVD

Trường Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa

TDV

Trường Đại học Vinh

XDA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

YHB

Trường Đại học Y Hà Nội

YPB

Trường Đại học Y Hải Phòng

YKV

Trường Đại học y Khoa Vinh

YTB

Trường Đại học Y Thái Bình

YTC

Trường Đại học Y Tế Công Cộng

MHN

Viện Đại học Mở Hà Nôị

DCA

Trường Đại học Chu Văn An

DDA

Trường Đại học Công nghệ Châu Á

DVX

Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân

DCQ

Trường Đại học Công nghệ và Quản Lý hữu nghị

DDN

Trường Đại học Đại Nam

DHP

Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng

DTV

Trường Đại Học dân lập Lương Thế Vinh

DPD

Trường Đại học Dân Lập Phương Đông

FPT

Trường Đại học FPT

DHH

Trường Đại học Hà Hoa Tiên

HBU

Trường Đại học Hòa Bình

DQK

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

NTU

Trường Đại học Nguyễn Trãi

DBH

Trường Đại học Quốc Tế Bắc Hà

FBU

Trường Đại học Tài chính Ngân Hàng Hà Nội

TDD

Trường Đại học Thành Đô

DDB

Trường Đại học Thành Đông

DTA

Trường Đại học THành Tây

DTL

Trường Đại học THăng Long

DVP

Trường Đại học Trưng Vương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

QSB

Trường Đại học Bách khoa

QST

Trường Đại học Khoa học tự nhiên

QSC

Trường Đại học Công nghệ thông tin

QSK

Trường Đại học Kinh tế- Luật

QSX

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

QSY

Khoa Y

QSQ

Trường Đại học Quốc tế

ĐẠI HỌC HUẾ

DHA

Khoa Luật

DHC

Khoa Giáo dục thể chất

DHD

Khoa Du lịch

DHF

Trường Đại học Ngoại Ngữ

DHK

Trường Đại học Kinh tế

DHL

Trường Đại học Nông Lâm

DHN

Trường Đại học Nghệ thuật

DHQ

Phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị

DHS

Trường Đại học Sư phạm

DHT

Trường Đại học Khoa Học

DHY

Trường Đại học Y Dược

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DDK

Trường Đại học Bách Khoa

DDQ

Trường Đại học Kinh tế

DDF

Trường Đại học Ngoại ngữ

DDS

Trường Đại học Sư Phạm

DDP

Phân hiệu ĐHĐN tại Kontum

DDC

Trường CĐ Công nghệ

DDI

Trường CĐ Công nghệ- Thông tin

HHK

Học Viện Hàng Không Việt Nam

HVA

Học viện âm nhạc Huế

NVS

Nhạc viện TPHCM

TAG

Trường Đại học An Giang

ANS

Trường Đại học An Ninh nhân dân

DBL

Trường Đại học Bạc Liêu

TCT

Trường Đại học Cần Thơ

CSS

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân

HUI

ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

DCT

trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM

TDL

Trường Đại học Đà Lạt

DNU

Trường Đại học Đồng Nai

SPD

Trường Đại học Đồng Tháp

GTS

Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM

KTS

Trường Đại học Kiến trúc TPHCM

KSA

Trường Đại học kinh tế TPHCM

LPS

Trường Đại học Luật TPHCM

MTS

Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM

NHS

Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM

Trường Đại học Nha Trang

TSB

Tại Bắc Ninh

TSN

Tại Nha Trang

TSS

Tại Cần Thơ

Trường Đại học Nông Lâm

NLS

Cơ sở TPHCM

NLG

Phân hiệu tại Gia Lai

NLN

Phân hiệu tại Ninh Thuận

DPY

Trường Đại học Phú Yên

DPQ

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

DQB

Trường Đại học Quảng Bình

DQU

Trường Đại học Quảng Nam

DQN

Trường Đại học Quy Nhơn

SGD

Trường Đại học Sài Gòn

DSD

Trường Đại học Sân Khấu điện ảnh TPHCM

SPK

Trường Đại học Kỹ Thuật TPHCM

SPS

Trường Đại học Sư phạm TPHCM

STS

Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TPHCM

CTQ

Trường Đại học Tài chính- Kế toán

DMS

Trường Đại học Tài chính

DTM

Trường Đại học Tài Nguyên và môi trường TPHCM

TTN

Trường đại học Tây Nguyên

TTG

Trường Đại học Tiền Giang

TDS

Trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM

TTD

Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng

TDM

Trường Đại học Thủ Dầu Một

DTT

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

DVT

Trường Đại học Trà Vinh

VHS

Trường Đại học Văn hóa TPHCM

MTU

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

XDT

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

YCT

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

YDS

Trường Đại học Y Dược TPHCM

TYS

Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc THạch

MBS

Trường Đại học mở TPHCM

DBV

Trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu

DBD

Trường Đại học Bình Dương

DCD

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

DSG

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

DCG

Trường Đại học Tư thục Công nghệ Thông tin Gia Định

DCL

Trường Đại học Cửu Long

DDT

Trường Đại học Dân Lập Duy Tân

DLH

Trường Đại học Lạc Hồng

DPX

Trường Đại học Dân Lập Phú Xuân

DVL

Trường Đại học Dân Lập Văn Lang

DAD

Trường Đại học Đông Á

DTH

Trường Đại học Hoa Sen

KTD

Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng

DLA

Trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An

DKB

Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương

KTC

Trường Đại học kinh tế- Tài chính TPHCM

DKC

Trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ TPHCM

NTT

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

DNT

Trường Đại học Ngoại ngữ tin học TPHCM

DPC

Trường Đại học Phan Chu Trinh

DPT

Trường Đại học Phan Thiết

DQT

Trường Đại học Quang Trung

DHB

Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng

EIU

Trường Đại học Quốc Tế Miền Đông

TTQ

Trường Đại học Tư thục Quốc tế Sài gòn

TTU

Trường Đại học Tân Tạo

DTD

Trường Đại học Tây Đô

TBD

Trường Đại học Thái Bình Dương

VTT

Trường Đại học Võ Trường Toản

DYD

Viện Đại học Mở Hà Nội

CDV

Trường  cao đẳng Viễn Đông

RMU

Trường  Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

VGU

Trường  Đại học Việt Đức

Ôn thi Đại học 2013

Ôn thi đại học là thời gian vất vả nhất đối với các bạn học sinh chuẩn bị “vượt vũ môn”, ai cũng muốn có những kết quả tốt nhất nhưng đâu là phương pháp ôn thi đại học hiệu quả?

Phần lớn các bạn học sinh đều chịu áp lực rất lớn cho việc thi đại học với khối lượng kiến thức phải tiếp thu và nắm vững để có thể vượt qua kỳ thi đại học không hề nhỏ. Áp lực thi cử là một “vấn nạn” không chỉ học sinh mà cả các bậc phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm, muốn đạt kết quả tốt các bạn phải khắc phục được áp lưc cũng như chuẩn bị tốt về các mặt tâm lý và thể chất.

Sau đây là các kinh nghiệm để các sỹ tử có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đại học sắp tới cả về mặt tâm lý, sức khỏe, kiến thức:

  • 1. Sức khỏe:

-Ngủ ít nhất 6 tiếng 1 ngày:

On thi dai hoc

On-thi-dai-hoc

Thông thường, chúng ta hay học tập, làm việc một cách tùy nghi và ít khi có kế hoạch quản lý thời gian. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy không có thời gian biểu hợp lý dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng (stress), mất cân bằng trong cuộc sống và luôn có cảm giác không đủ thời gian. Vì vậy, càng đến gần ngày thi, các bạn học sinh phải đưa ra thời gian biểu rõ ràng, sắp xếp lịch học bài, nghỉ ngơi và giải trí phù hợp. Việc cho rằng cả ngày học bài sẽ ôn tập được nhiều kiến thức là sai lầm, vì não bộ của chúng ta cần có thời gian nghỉ ngơi.

Thực phẩm là người bạn đồng hành tuyệt vời của các “cú đêm”. Hãy nhờ mẹ để trong tủ lạnh thật nhiều trái cây, rau xanh và cá. Bánh mì hay sô-cô-la cũng là những đồ ăn vặt giàu năng lượng để các bạn có sức “cày khuya”.

 

thuc pham cho ky thi dai hoc

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dân gian có câu “có thực mới vực được đạo” và điều này càng đúng hơn với những thí sinh chuẩn bị thi đại học. Để có sức khỏe tốt, thí sinh cần đảm bảo ăn đúng giờ, đủ bữa và đầy đủ dưỡng chất. Những dưỡng chất cần chú ý trong mùa thi là: nhóm Gluco có nhiều trong cơm, bánh mì, bún, gạo, khoai…; nhóm chất béo thiết yếu có trong cá basa, cá thu, cá trích và các loại quả hạt như bí đỏ, hướng dương; nhóm đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng,..; nhóm vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh, hoa củ quả và nhóm sắt.

-Không bao giờ dùng đến loại thuốc lá, các thuốc kích thích để làm tỉnh táo, nhưng có thể sử dụng cafe hoặc nước trà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng chúng thái quá, nhất là không nên thường xuyên sử dụng.

 

Khong hut thuoc khi on thi dai hoc

-Nên vận động

Vận động không có nghĩa là bạn phải dành 1 tiếng hoặc 45 phút để ra sân vận động hoặc tập thể dục. Bất cứ động tác nào khiến tay chân bạn phải vận động đều có lợi cho sức khoẻ của bạn, thậm chí còn giúp bạn giảm stress để ôn thị đại học hiệu quả.

-Tránh ô nhiễm

Tránh xa những căn phòng có khói thuốc, những khu vực giao thông đông đúc. Tránh tập thể dục gần những khu vực giao thông đông đúc. Bạn có thể tập thể dục trong nhà nếu chất lượng không khí tốt.

  • 2. Tâm lý:

Các bạn phải chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin cho mình trước kỳ thi đại học. Với những bạn thí sinh lần đầu bước vào kỳ thi quan trọng như đại học thường cảm thấy áp lực, không tự tin khi nghĩ đến tương lai phụ thuộc vào 03 giờ làm bài. Rất nhiều bạn rơi vào tình trạng lo lắng, run rẩy.

Tam ly cho ky thi dai hoc

Để tránh tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái mỏi mệt hoặc căng thẳng quá mức, thí sinh phải có kế hoạch nghỉ ngơi, giải trí hợp lý. Đôi khi cũng cần phá lệ, hội họp bạn bè hay đi chơi cùng gia đình sẽ giúp bạn giải phóng bộ não khỏi sự tù túng. Trong quá trình học, các bài tập thể dục tại chỗ nhẹ nhàng cũng giảm bớt sức ép thi cử đối với tâm lý của bạn. Đại học — bước ngoặt của cuộc đời. Điều đó thật quan trọng nhưng nó cũng chỉ là một kỳ thi, nếu chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng, cố gắng hết mức thì hãy tự tin vào chính mình

  • 3. Kiến thức:

Chú ý đến những kiến thức cơ bản nhất: Các bạn khi ôn thi đại học không nên chỉ vùi đầu vào các kiến thức cao siêu khi mà kiến thức cơ bản mình chưa thực sự nắm chắc, hãy chú đến quyển sách giáo khoa ngay bên cạnh bạn.

Chọn ra phương pháp học khiến bạn phát huy tối đa năng lực của mình. Đừng cố tự học nếu bạn vốn lười nhác, thụ động. Trong trường hợp này, lò luyện và các nhóm ôn thi là một lựa chọn thông minh để bạn có động lực tích  kiến thức. Ngược lại, nếu sở hữu khả năng tập trung và tự học tuyệt vời thì bạn đừng đua theo phong trào, phung phí thời gian và tiền bạc vào những lớp học thêm chật chội.

Ôn thi đến đâu chắc đến đó: Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sỹ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

Học cách tập trung: Gạt bỏ những suy nghĩ lung tung đi bằng cách chỉ nghĩ đến bài cần học và phải ý thức được tầm quan trọng của bài học. Khi bạn biết lo lắng cho bài vở, cho trình độ học của mình, bạn ắt sẽ tập trung học được.

 

Tap trung on thi dai hoc

On thi dai hoc

Tìm một chỗ tuyệt đối yên tĩnh. Tránh xa cái ĐTDĐ và cả điện thoại bàn ra. Treo một cái bảng gì đó tựa như “Không làm phiền” hay đại loại như thế. Nếu bạn muốn nghe nhạc, OK thôi, nhưng đừng nghe nếu như nó sẽ làm bạn xao lãng việc học

Duy trì việc học vào mỗi buổi sáng, chiều và tối đừng quá dày đặc và không nên cắt ngang buổi học đó. Ví dụ buổi sáng học 2 tiếng, buổi chiều học 2 tiếng, buổi tối học 2 tiếng, trong khi học nên tập trung, tất nhiên nên có thời gian nghỉ ngơi giữa buổi học từ 5 – 10 phút.

Nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Nếu bạn thi khối A hãy phân bố thời gian ôn thi cho cả 3 môn toán, lý, hóa cho hợp lý, vì đạt điểm khá 3 môn không khó bằng việc 1 môn đạt điểm giỏi trong khi 2 môn kia lại đạt điểm trung bình.

Ghi những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Nhớ là tổng hợp hết tất cả các môn học nhé. Mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.

Không cần thiết phải học nhóm: Khi học nhóm bạn có thể dễ dàng phát hiện ra một số điều mà bạn đã nhầm lẫn từ lâu. Khi thảo luận sẽ làm người ta nhớ lâu nhưng học nhóm cũng có thể dẫn tới tình trang không tập trung, bạn nên nhìn nhận đánh giá để sao cho có hiệu quả nhất.

Luyện thi với các cấu trúc dạng để năm trước để biết khả năng của mình đến đâu. Ngoài ra mình cũng ủng hộ các bạn việc thi thử tại các trung tâm uy tín.

Học những môn khó vào giờ mà bạn thấy mình minh mẫn nhất, và ngược lại. Đa số học sinh đều học những môn khó vào buổi tối, khi họ mệt mỏi sau một ngày dài, và thế là họ càng khó tập trung học hơn. Hãy đi ngược lại thói quen đó.

  • 4. Kinh nghiệm thi trắc nghiệm:

Khi nhận phiếu trả lời trắc nghiệm phải khai báo đầy đủ thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Để khai báo đầy đủ, bên cạnh sự hướng dẫn của cán bộ coi thi, học sinh  phải đọc kỹ từng mục (cụ thể 10 mục), mục nào cần ghi bằng bút mực, mục nào ghi bằng bút chì.

thi trac nghiem

Làm các câu lí thuyết trước rồi mới làm các câu bài tập, câu dễ làm trước, câu khó làm sau (nhớ coi chừng bỏ sót). Một bài thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH, CĐ có 70 – 100 câu. Thời gian làm bài là 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi.

Sắp hết giờ, mà bài vẫn chưa xong, để có cơ hội giành điểm cao nhất, nhất thiết học sinh phải tô các phương án trả lời theo phương châm: Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót. Không nên để trống một câu nào.

Nên mua các loại bút chì đen mềm từ 2B đến 6B ( nhớ gọt sẵn vài cây để dự trữ) để làm bài thi. Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn, mà nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen các ô trả lời.  Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và tô các câu trả lời bằng bút chì, bài thi phải viết rõ ràng, tuyệt đối không viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi có dấu riêng sẽ bị phạm vi và không được chấm điểm.

Tuyen sinh 2013 : Nhiều trường thay đổi

Tách chuyên ngành thành ngành riêng, mở thêm ngành mới, tuyển bằng cả thi và xét tuyển, bỏ tuyển sinh CĐ… là một số điểm đáng lưu ý trong dự kiến tuyển sinh năm 2013 của các trường ĐH.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường đại học Tài chính – marketing năm 2012. Năm 2013, trường sẽ không tuyển sinh bậc CĐ – Ảnh: Như Hùng

Theo thông tin từ các trường ĐH, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2013 giữ nguyên như năm 2012, thậm chí có trường cắt giảm chỉ tiêu. Một số trường đề xuất tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng số lượng tăng không đáng kể. Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn đề xuất tăng thêm 50 chỉ tiêu, riêng Trường ĐH Kinh tế – luật đề xuất mức tăng nhiều hơn.

Các trường ĐH lớn tại TP.HCM như Kinh tế, Sư phạm, Khoa học tự nhiên, Luật, Sư phạm kỹ thuật, Giao thông vận tải… đều giữ chỉ tiêu như năm trước. Một số trường dự kiến tăng chỉ tiêu như ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến tăng 500 chỉ tiêu bậc ĐH, Hoa Sen tăng 200 chỉ tiêu, Nông lâm TP.HCM tăng 550 chỉ tiêu.

Thay đổi cách tuyển

 


Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, mặc dù tổng chỉ tiêu tăng, nhưng một số ngành có nhu cầu xã hội ít bị cắt giảm chỉ tiêu so với năm 2012 như ngành dược thú y, công nghệ rau quả, bản đồ học, quản lý đất đai…

Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Trần Hậu – hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính marketing – cho biết chỉ tiêu dự kiến năm 2013 của trường là 4.000, bằng năm 2012. Tuy nhiên, năm 2013 trường sẽ không tuyển sinh bậc CĐ, chỉ còn tuyển sinh bậc ĐH.

Một lãnh đạo Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ) cho biết dự kiến năm 2013 trường sẽ tuyển sinh theo hai hình thức thi tuyển và xét tuyển thay vì chỉ xét tuyển như trước đây.

Việc thi tuyển sẽ giúp trường chủ động hơn trong nguồn tuyển cũng như thí sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc chọn trường học ngay từ đầu, không phụ thuộc vào việc thi nhờ ở trường khác như các năm qua.

Không thay đổi về phương thức tuyển sinh nhưng một số trường đã chia tách nhóm ngành, mở thêm ngành mới giúp thí sinh có thể lựa chọn chính xác hơn ngành học mình mong muốn.

Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) chia tách lại một số chuyên ngành nằm trong các nhóm ngành theo hướng tập trung hơn. Chẳng hạn, nhóm ngành công nghệ hóa – thực phẩm – sinh học sẽ được phân chuyên ngành cụ thể hơn với các chuyên ngành thực phẩm, công nghệ sinh học và kỹ thuật hóa học, không còn chung chung như năm trước.

Trong khi đó, PGS.TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) – cho biết năm 2013, trường đề xuất tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2012. Trong đó, trường tuyển sinh ngành mới là kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro – trường đầu tiên đào tạo bậc ĐH ngành này tại VN – đồng thời đang xin phép mở thêm ngành dược để có thể tuyển sinh trong kỳ tuyển sinh tới.

Nhiều trường ĐH khác cũng được phép tuyển sinh ngành mới hoặc trong quá trình hoàn thành hồ sơ mở ngành. Mặc dù giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2012 nhưng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tuyển mới ba ngành đào tạo. ThS Nguyễn Văn Đương – phó phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho biết các ngành mới gồm kinh doanh quốc tế, marketing (trước đây là chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh) và kiểm toán (tách ra từ ngành kế toán – kiểm toán).

Trường ĐH Luật TP.HCM đang lấy ý kiến về chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh – chuyên ngành tiếng Anh pháp lý dự kiến tuyển sinh trong năm 2013. Trường ĐH Hoa Sen sẽ tuyển mới ngành kỹ thuật phần mềm, đồng thời đang xin mở mới hai ngành thiết kế nội thất và quản trị công nghệ môi trường. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng xin phép mở mới ngành thương mại điện tử trong kỳ tuyển sinh năm 2013.

Hết thời chạy theo số lượng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết khi xác định chỉ tiêu năm 2012, hơn 100 trường ĐH, CĐ đã bị yêu cầu điều chỉnh số chỉ tiêu vượt năng lực. Đây có lẽ là giải pháp thiết thực để hạn chế các trường, nhất là các trường ngoài công lập, chạy theo số lượng để tăng nguồn thu cho mình.

Thông tin từ các trường cho thấy chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 do các trường đề xuất đa số đều không tăng so với năm 2012, kể cả nhiều trường ngoài công lập, thậm chí có trường cắt giảm chỉ tiêu.

Theo lý giải của các trường, việc không tăng chỉ tiêu nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo. PGS.TS Phạm Bá Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Yersin – cho biết trường dự kiến chỉ tiêu năm 2013 sẽ giảm 200 so với các năm trước.

“Năm nay trường chỉ đề xuất 700 chỉ tiêu cho cả bậc ĐH và CĐ, thay vì 900 như mấy năm trước. Thực tế mấy năm gần đây trường không tuyển đủ chỉ tiêu nên chủ động cắt giảm chỉ tiêu để tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo” – ông Phong chia sẻ.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Hoàng Trần Hậu nhấn mạnh: xu hướng trường ĐH không đào tạo bậc thấp hơn là tất yếu nhằm tập trung nguồn lực cho bậc đào tạo chính. Chính vì điều này mà trường đã chủ động ngưng tuyển sinh bậc CĐ để tập trung cho các bậc đào tạo cao hơn.

ThS Nguyễn Văn Đương cho biết từ chỉ tiêu 5.500 trước đây, trường đã chủ động giảm xuống 4.500, hai năm gần đây giữ ở mức 4.000. Trường cân nhắc các điều kiện giảng viên, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng thay vì số lượng.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ năm 2006 đến nay trường luôn giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh, không tăng thêm để tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện nay người học chọn trường nào để học không chỉ để nhận kiến thức mà còn có chất lượng và các dịch vụ kèm theo. Khi các trường chạy theo số lượng trong khi cơ sở vật chất thuê mướn, đội ngũ không phát triển kịp đồng nghĩa với dịch vụ cung cấp không tốt. Khi đó, người học sẽ tự sàng lọc và đào thải những đơn vị như vậy.

MINH GIẢNG

2013cao dangchi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013dai hocdanh sach truong dai hoc cao dang 2013diem thi dai hocho so du thi dai hocho so du thi dai hoc 2013ma truong dai hoc cao dang 2013ma truong thpt,nhung dieu can bietnhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013on thi 2013on thi dai hoc 2013on thi dai hoc mon lyon thi dai hoc mon toanon thi tot nghiep thpt 2013tan thegangnam stylethong tin tuyen sinh,thong tin tuyen sinh 2013ti le choi dai hoc cao dang 2013tin tuyen sinh cao hoc 2013Tin tuyen sinh lien thong 2013Tin tuyen sinh van bang 2 2013tuyen sinh, tuyen sinh 2013,tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013xet tuyenxet tuyen cao dangxet tuyen nguyen vong 2 nam 2013xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013xet tuyen nguyen vong 2013

Dự đoán các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013 sắp diễn ra, dự đoán thi tốt nghiệp gồm những môn sau : TOÁN, VĂN, ANH (BẮT BUỘC), LÝ, SINH(TỈ LỆ CAO), môn còn lại môn SỬ.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lên đề xuất đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT từ năm 2013 theo hướng tăng cường sự giám sát của xã hội.
Trong hướng dẫn gửi đi ngày 6/9, Bộ yêu cầu các đơn vị đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với những hạn chế, yếu kém của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục để tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2013, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tiêu cực trong các khâu tổ chức thi, đặc biệt là công tác coi thi…
Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT theo hướng tăng cường sự giám sát của xã hội và các bên liên quan trong tổ chức thi, bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Năm 2013, tiếp tục thực hiện chính sách tuyển thẳng vào ĐH, CĐ đối với học sinh đoạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; bổ sung chính sách ưu đãi đối với học sinh đoạt giải Olympic quốc tế, khu vực và học sinh đoạt giải Cuộc thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật trong nước và quốc tế.
Đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn và tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực, sẽ tổ chức thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và Kỳ thi chọn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; tiếp tục triển khai thi 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đối với các môn ngoại ngữ trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Tiếp tục cải tiến công tác tổ chức tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực: tăng thời gian tập huấn; tăng số lượng học sinh tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (dự kiến mỗi môn tăng từ 3 – 5 học sinh) để tạo sự cạnh tranh và động lực phấn đấu cho học sinh.
Bộ cũng lưu ý các đơn vị, chuẩn bị kế hoạch tổ chức Olympic Hóa học quốc tế năm 2014 và Olympic Sinh học quốc tế năm 2016 tại Việt Nam.
Về công tác kiểm định chất lượng giáo dục sẽ đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với trường tiểu học theo bộ tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư số 67/2011/TT-BGDĐT; đối với trường trung học theo bộ tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Triển khai tự đánh giá và thí điểm đánh giá ngoài trung tâm giáo dục thường xuyên theo bộ tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư 15/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Theo Việt Báo

2013cao dangchi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013dai hocdanh sach truong dai hoc cao dang 2013diem thi dai hocho so du thi dai hocho so du thi dai hoc 2013ma truong dai hoc cao dang 2013ma truong thptnhung dieu can bietnhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013on thi 2013on thi dai hoc 2013on thi dai hoc mon lyon thi dai hoc mon toanon thi tot nghiep thpt 2013tan thegangnam stylethong tin tuyen sinhthong tin tuyen sinh 2013ti le choi dai hoc cao dang 2013tin tuyen sinh cao hoc 2013Tin tuyen sinh lien thong 2013Tin tuyen sinh van bang 2 2013tuyen sinh, tuyen sinh 2013tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013xet tuyenxet tuyen cao dangxet tuyen nguyen vong 2 nam 2013xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013xet tuyen nguyen vong 2013